Mối nguy hiểm từ biến chủng Gamma
Bên cạnh biến thể Delta, giới khoa học lo ngại biến thể Gamma, còn được gọi là dòng P.1 cũng có khả năng lây nhiễm mạnh và gây ra tử vong cao hơn so với nhiều biến thể khác.
Được biết, biến chủng Gamma được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản nhưng lại có nguồn gốc Brazil. Số liệu thống kê chính thức của Brazil cho thấy, số thanh niên và trẻ em nhiễm biến thể Gamma tử vong ngày càng tăng. Thậm chí, biến thể này cũng khiến tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai và thai nhi cao bất thường.
Tương tự, biến thể Gamma được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xếp vào loại biến thể đáng lo ngại. Theo dõi các biến thể, CDC cho biết, Gamma đã được phát hiện ở mọi trạng thái, tỷ lệ phổ biến Gamma lớn hơn 15% ở nhiều khu vực, bao gồm cả miền Tây và Đông Bắc.
Các chuyên gia dịch tễ đánh giá, sự xuất hiện của biến thể Gamma khiến tình hình dịch bệnh tại Brazil thêm tồi tệ. Hiện rất nhiều người trẻ tuổi tại Brazil mắc Covid-19 trong đó có cả biến thể Gamma bởi đây là những đối tượng chưa được tiêm chủng nhiều.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đường cong tăng trưởng của biến chủng Delta và Gamma cho thấy, biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn ở các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn. Ngược lại, biến chủng Gamma có tốc độ lây lan nhanh ở các nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư y khoa tại Khoa các bệnh truyền nhiễm tại Trường Đại học Vanderbilt, bang Tennessee cho biết, biến thể Gamma rất dễ lây lan. Chủng virus này gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, ho và đau họng, những bệnh vốn thường gặp ở trẻ em, dẫn tới việc các bác sĩ không chuẩn đoán chính xác dấu hiệu của Covid-19.
Đáng lo ngại, nhiều bằng chứng hiện tại cho thấy, biến chủng Gamma có thể chống lại tác động của các phương pháp điều trị bằng kháng thể, trong đó bao gồm cả kháng thể từ những người đã tiêm vacicne và những người đã từng mắc bệnh. Các kết quả thử nghiệm trong ống nghiệm được sử dụng để đánh giá tính nhạy cảm của các biến thể virus đối với các kháng thể đơn dòng cụ thể cho thấy: Bamlanivimab và etesevimab không hoạt động với các biến thể P.1 (Gamma) hoặc B.1.351 (Beta).
Do đó, nếu người dân chưa tiêm chủng, hoặc chỉ tiêm duy nhất một liều vaccine ngừa Covid-19 sẽ dễ bị tổn thương bởi biến chủng Gamma. Hiện tại, phương pháp điều trị hiệu quả nhất có thể có đối với biến thể Gamma là kháng thể đơn dòng.
Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế cũng xác nhận, không có bằng chứng cho thấy biến thể Gamma gây ra nhiều ca tử vong ở trẻ em hơn, cũng như liệu biến chủng này có làm mất đi khả năng bảo vệ của vaccine. Theo quan sát của các nhà dịch tễ học đối với nhóm dân số được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vaccine, đặc biệt ở Mỹ, thì tất cả các dòng biến thể của Covid-19 vẫn đang được kiểm soát. Chính vì vậy, nếu người dân được tiêm chủng đủ hai mũi, vaccine vẫn có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với bất kỳ loại biến chủng nào.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới đánh giá: "Những nghiên cứu gần đây cho thấy, mặc dù vaccine có giảm hiệu quả đối với những biến thể như Alpha, Beta, Gamma và Delta nhưng vaccine vẫn có tác dụng bảo vệ chúng ta trước các biến thể này. Vaccine giúp chúng ta tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và chống lại các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hay tử vong”.
Do đó, chuyên gia này cho rằng, các quốc gia cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để ngăn các biến chủng tiếp tục đột biến và trở nên nguy hiểm hơn. Ở những khu vực chưa được tiêm chủng hoặc số lượng tiêm chủng còn hạn chế, các biến thể có thể lây lan, nhân rộng và tiến triển nhanh hơn. Và càng nhiều biến thể kháng lại kháng thể càng đặt ra nhiều thách thức trong việc điều chế vaccine và thuốc đặc trị.
Có thể bạn quan tâm