Những điều cần biết về các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ với Nga

NGUYỄN CHUẨN 25/02/2022 10:46

Trước bối cảnh chiến sự leo thang giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.

>>Tổng thống Mỹ tung đòn trừng phạt mới nhằm vào Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga có thể ngày càng nghiêm trọng hơn. "Khi Nga dự tính về động thái tiếp theo của mình, chúng tôi cũng đã chuẩn bị động thái tiếp theo", Joe Biden nói. "Nga sẽ phải trả một cái giá đắt nếu tiếp tục gây hấn, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt bổ sung”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.

Tuy nhiên, ở phía đối diện, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Nga cho rằng, Nga đã quá "quen” với các biện pháp trừng phạt và họ tin rằng kể cả trong trường hợp họ không làm gì, vẫn sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow.

Trừng phạt kinh tế là gì?

Các biện pháp trừng phạt kinh tế được Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên về các chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế của Mỹ, định nghĩa là việc rút lui các quan hệ thương mại và tài chính theo thông lệ vì các mục đích chính sách đối ngoại và an ninh. Các biện pháp trừng phạt có thể toàn diện, cấm hoạt động kinh tế với toàn bộ quốc gia hoặc có mục tiêu, ngăn chặn các giao dịch với các cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhóm cụ thể.

Những hạn chế này được đặt ra đối với các cá nhân hoặc tổ chức và ngăn cản họ kinh doanh với quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đó. Các biện pháp trừng phạt do chính phủ Mỹ đưa ra sẽ cắt đứt một cá nhân hoặc các tổ chức khỏi hệ thống tài chính của họ, có nghĩa là họ không thể kinh doanh ở Mỹ nữa và tất cả tài sản của họ thuộc quyền tài phán của nước Mỹ sẽ bị đóng băng.

Người Mỹ và các doanh nghiệp nước này cũng sẽ bị cấm kinh doanh với các tổ chức này, trừ khi được Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ cho phép.

Các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích làm suy giảm khả năng của cá nhân hoặc tổ chức không thể thực hiện các chức năng cơ bản trong hệ thống tài chính quốc tế. Chúng được sử dụng bởi chính phủ Mỹ tùy thuộc vào chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia.

Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nào đối với Nga?

Theo thông tin từ chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra, các lệnh trừng phạt đã được đưa ra đối với hai tổ chức tài chính nhà nước của Nga và năm tổ chức tinh hoa có liên hệ với Điện Kremlin.

Ngân hàng Phát triển và Kinh tế Đối ngoại, được gọi là Ngân hàng Vnesheconombank (VEB), một trong những mục tiêu trừng phạt của Mỹ.

Ngân hàng Phát triển và Kinh tế Đối ngoại, Vnesheconombank, một trong những mục tiêu trừng phạt của Mỹ.

Các tổ chức tài chính được nhắm mục tiêu là Ngân hàng Phát triển và Kinh tế Đối ngoại, được gọi là Ngân hàng Vnesheconombank (VEB), và Công ty Cổ phần Đại chúng Promsvyazbank (PSB), cùng với 42 công ty con của họ.

Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, VEB rất quan trọng đối với khả năng huy động vốn của Nga và PSB đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng của Nga. Hai tổ chức và các công ty con của họ nắm giữ tổng tài sản trị giá hàng chục tỷ đô la Mỹ.

"Hành động hôm nay hạn chế khả năng của Nga trong việc tài trợ cho các hợp đồng liên quan đến quốc phòng và gây quỹ mới để tài trợ cho chiến dịch chống lại Ukraine", Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Trên thực tế, VEB có danh mục tài sản trị giá 53 tỷ USD, trở thành một trong năm tổ chức tài chính hàng đầu của Nga. Một số công ty con bị xử phạt của VEB bao gồm các ngân hàng và các công ty tài chính khác, các nhà sản xuất linh kiện điện tử và một tập đoàn khai thác than ở Nga và ba quốc gia khác.

Đây là nhà cung cấp nợ có chủ quyền của Nga, nhà tài trợ xuất khẩu và nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư với danh mục cho vay hơn 20 tỷ USD. VEB tài trợ cho sự phát triển kinh tế quốc gia của Nga, bao gồm các dự án quy mô lớn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng trong nước và các ngành công nghiệp khác quan trọng đối với việc tạo ra doanh thu của Nga.

Trong khi PSB, ngân hàng lớn thứ tám của Nga, được chính phủ chỉ định để cấp vốn cho Bộ Quốc phòng Nga và lĩnh vực quốc phòng, theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nó phục vụ gần 70% các hợp đồng quốc phòng của Nga và cung cấp ngân hàng và tài chính cá nhân cho quân nhân Nga.

Ngoài ra, 17 công ty con của PSB cũng bị xử phạt, bao gồm các đơn vị liên quan đến tài chính, công nghệ và bất động sản.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết, họ cũng đang xem xét nhắm mục tiêu vào các ngân hàng lớn nhất của Nga. Các chuyên gia nói với ABC News rằng, việc tấn công các ngân hàng quốc doanh lớn như Sberbank, VTB, Gazprombank và Rosselkhozbank - sẽ đánh dấu một bước leo thang lớn trong phản ứng của Hoa Kỳ.

Trong khi, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, những người Nga có ảnh hưởng và các thành viên trong gia đình của họ, những người được cho là tham gia vào "chế độ dân chủ" của chế độ Nga - bao gồm cả chủ tịch và giám đốc điều hành của PSB - cũng bị trừng phạt.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen cho biết: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi các hành động của Nga, Mỹ sẽ nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mở rộng có tác động nghiêm trọng và lâu dài đến nền kinh tế Nga”.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư "lao vào hầm trú ẩn", giá vàng liên tiếp phá đỉnh

>>Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền

Điều này tác động ra sao đối với Nga?

Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ đưa ra với Nga, không phải là lựa chọn nghiêm khắc nhất hiện có. Họ nhắm mục tiêu vào các tổ chức cụ thể để gây quỹ và lĩnh vực quốc phòng của Nga, thay vì các tổ chức mà người Nga bình thường sử dụng.

Julia Friedlander, cựu quan chức Bộ Tài chính Nga, cho biết: "Các biện pháp ngày hôm nay sẽ có tác động đáng kể đến hệ thống tài chính Nga”.

Trong khi Maria Shagina, một chuyên gia trừng phạt chuyên về Nga và Đông Âu, chia sẻ với ABC News: “Các biện pháp trừng phạt có thể có tác động mạnh nhất nhắm vào các ngân hàng lớn nhất của Nga như các ngân hàng quốc doanh chiếm hơn một nửa hệ thống tài chính Nga và lĩnh vực năng lượng”.

Bà Maria Shagina cũng nói thêm: “Các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng lớn có thể ảnh hưởng đến những người Nga bình thường. Các lệnh trừng phạt đối với hoạt động sản xuất dầu và khí đốt hiện tại cũng có thể có tác động với Nga, nhưng Mỹ và châu Âu cũng có thể chứng kiến giá tăng đột biến”. 

Andrew Lohsen, cựu quan chức của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Phái bộ Giám sát đặc biệt tại Ukraine, cho rằng: “Nền kinh tế Nga đã hoạt động để tự chống lại sự trừng phạt kể từ năm 2014. Nhưng, mối quan tâm của tôi là Nga sẽ buộc các công dân của mình thắt lưng buộc bụng ra sao trong thời điểm tới".

Tuy nhiên, ông cũng chưa chắc liệu các biện pháp trừng phạt của Mỹ được đưa ra có đủ sức nặng với Nga hay không.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền

    Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền

    10:09, 25/02/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư

    Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư "lao vào hầm trú ẩn", giá vàng liên tiếp phá đỉnh

    09:52, 25/02/2022

  • Nga - Ukraine: Trông người, ngẫm ta

    Nga - Ukraine: Trông người, ngẫm ta

    19:46, 24/02/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Giá vàng tiến sát mốc 65 triệu đồng/lượng

    Chiến sự Nga - Ukraine: Giá vàng tiến sát mốc 65 triệu đồng/lượng

    16:00, 24/02/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Giá dầu phá đỉnh 100 USD/thùng

    Chiến sự Nga - Ukraine: Giá dầu phá đỉnh 100 USD/thùng

    15:00, 24/02/2022

  • Căng thẳng Nga - Ukraine: Cận kề khủng hoảng năng lượng

    Căng thẳng Nga - Ukraine: Cận kề khủng hoảng năng lượng

    12:15, 24/02/2022

  • Căng thẳng Nga - Ukraine: Cơ hội cho Tổng thống Joe Biden

    Căng thẳng Nga - Ukraine: Cơ hội cho Tổng thống Joe Biden

    03:34, 20/02/2022

  • Lo xung đột Nga - Ukraine, chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 200 điểm

    Lo xung đột Nga - Ukraine, chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 200 điểm

    11:00, 19/02/2022

NGUYỄN CHUẨN