Căng thẳng Nga - Ukraine: Cận kề khủng hoảng năng lượng

Diendandoanhnghiep.vn Nếu căng thẳng Nga - Ukraine không được thu xếp ổn thỏa, giá dầu thô có thể đạt mức 150USD/thùng!

Ông Putin đã chính thức động chạm đến chủ quyền lãnh thổ Ukraine

Ông Putin đã chính thức động chạm đến chủ quyền lãnh thổ Ukraine

>> Putin mưu gì khi công nhận Donetsk và Luhansk độc lập?

Giá dầu thô có thể nhảy lên mốc 105USD/thùng trong vài ngày tới do hệ quả của căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu. Thế giới đang lo sợ Nga - Ukraine bận bịu với chiến sự không thể xuất bán dầu nên các tổng kho trên toàn thế giới bắt đầu nín thở siết chặt nguồn cung.

Xung đột vũ trang gây rủi ro đến cơ sở vật chất ngành khai thác, lọc hóa dầu, nếu phương Tây cấm vận, Moscow sẽ đáp trả bằng cách “khóa van” dầu. Những yếu tố này chắc chắn khiến dòng chảy năng lượng tắc nghẽn.

Sau khi Putin công nhận Luhansk và Donetsk là hai nước cộng hòa độc lập, hàng loạt quốc gia châu Âu đã giáng lệnh trừng phạt dạo đầu với Moscow. Berlin đóng băng “Dòng chảy phương Bắc 2”. London phong tỏa tài sản 3 tỷ phú Nga; EU đưa 51 thành viên Duma quốc gia Nga vào diện “theo dõi”.

Mối lo nhãn tiền vẫn là năng lượng, EU sắp sửa rơi vào lạnh giá khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị chặn. Nếu Kremlin cắt nguồn cung 3 triệu thùng dầu/ngày cho EU thì giá dầu Brent Biển Bắc có thể đạt trên 110USD/thùng.

Nếu giá dầu lên 150USD/thùng sẽ khiến kinh tế toàn cầu sụp đổ

Nếu giá dầu lên 150USD/thùng sẽ khiến kinh tế toàn cầu sụp đổ

Theo phân tích của tập đoàn RSM, lạm phát ở Mỹ có thể vượt quá 10% nếu như dầu thô thực sự được bán với giá 110USD/thùng. Không chỉ Washington mà không bất kỳ quốc gia nào muốn điều này xảy ra.

Quyền lực Putin nắm trong tay không hề nhỏ, đó là nhờ nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, cứ 24h trôi qua các mỏ dầu do Nga kiểm soát múc lên từ lòng đất khoảng 11 triệu thùng, sản lượng đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Saudi Arabia.

Khoảng 7,5 triệu thùng được xuất khẩu/ngày, tương đương với 4,5% nhu cầu toàn cầu, trong đó có 1,4 triệu thùng sang châu Á mỗi ngày, trong số dầu xuất khẩu hàng ngày có 225 nghìn thùng quá cảnh sang Ukraine.

Như vậy chỉ một biến động nhỏ cũng có thể gây tác động tức thì lên giá dầu. Các nhà xuất khẩu dầu ở Trung Đông không thể tăng công suất để bù vào. Giải pháp tốt nhất là Mỹ, Trung Quốc có thể giải phóng các kho dự trữ dầu chiến lược, nhưng không lâu dài.

Theo tính toán của các chuyên gia, trữ lượng khí đốt của Nga đủ sử dụng cho 70 năm tiếp theo, đối với dầu thô là 30 năm khai thác với tốc độ như hiện nay. Chính vì thế, rất khó để Mỹ và phương Tây gia tăng lệnh trừng phạt lên ngành công nghiệp năng lượng Nga.

Trường hợp xấu, nếu giá dầu điên rồ ở mức giá 140 - 150 USD/thùng, nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ, bởi không một quốc gia nào có thể chịu được chi phí đầu vào tăng gấp đôi, gấp ba.

Dầu mỏ nói riêng và năng lượng nói chung là cấu thành giá đầu vào sản xuất, được tính trực tiếp trong cơ cấu giá đầu ra. Một số quốc gia dùng xăng, dầu như một yếu tố để định lượng chỉ số giá tiêu dùng tổng thể.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Căng thẳng Nga - Ukraine: Cận kề khủng hoảng năng lượng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714062583 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714062583 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10