Vì sao Mỹ - Nga “dị mộng” về Ukraine?

Diendandoanhnghiep.vn Nga - Mỹ thiếu niềm tin lẫn nhau, đây là câu chuyện dài dòng có nguồn gốc từ lịch sử Liên Xô cũ.

Theo Mỹ và phương Tây, Nga có thể đánh Ukraina bất cứ khi nào!

Theo Mỹ và phương Tây, Nga có thể đánh Ukraine bất cứ khi nào!

>> Thỏa thuận Minsk "tháo ngòi" khủng hoảng Ukraine?

Thứ bảy tuần trước, hai Tổng thống Joe Biden và Vladimir Putin đã điện đàm cùng nhau hơn 1h đồng hồ xung quanh vấn đề Ukraine. Cuộc đối thoại thẳng thắn, trực diện, thông điệp đôi bên rõ ràng không có gì gọi là “rào trước đón sau” như một đặc tính cố hữu của ngoại giao siêu cường.

Ông Biden mở màn phủ đầu đối phương “Nếu nga kiên quyết xâm lược Ukraine, Mỹ cùng với các đồng minh và các đối tác của chúng tôi sẽ đáp trả một cách dứt khoát và áp đặt những phí tổn nhanh chóng đối với Nga”.

Với tư cách của Washington trong mối quan hệ Nga-Ukraine nói chung và quan hệ Nga - Mỹ nói riêng, lời cảnh báo của Biden không phải chỉ để gió cuốn đi. Thực tế Nga đang bị trừng phạt sau khi sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

Những gì hiện có trong tay, Washington có lẽ không cần động binh một khi Ukraine có biến. Hàng loạt biện pháp thay thế như “trục xuất” Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu (SWIFT), phong tỏa đồng USD cũng như gây hấn thị trường khí đốt, dầu mỏ; dự án dòng chảy phương Bắc 2.

Trong con mắt của các nhà chiến lược Mỹ: “Nga có thể xâm lược Ukraine bất cứ lúc nào”. Rất nhiều nước phương Tây đã khuyến cáo công dân rời đi, một số đóng cửa lãnh sứ quán ở vùng Donbass.

Về phía Nga, một mặt các hoạt động quân sự gần biên giới Ukraine ngày một gia tăng cường độ nhưng trong tất cả những phát ngôn chính thức, Kremlin đều bác bỏ khả năng xâm lược người anh em láng giềng.

Nga không ngừng hoạt động quân sự tại biên giới

Nga không ngừng hoạt động quân sự tại biên giới

Vậy, rút cuộc Moscow động binh ở biên giới để làm gì? Liệu người Mỹ có đa đoan “nhìn gà hóa cuốc”? Tại sao hai bên không thể tìm thấy tiếng nói chung?

Nga - Mỹ thiếu niềm tin lẫn nhau, đây là câu chuyện dài dòng có nguồn gốc từ lịch sử Liên Xô cũ, trong sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới có “vai trò” không nhỏ của Mỹ và đồng minh.

Giới tinh hoa chính trị Nga hiện nay không có cảm giác an toàn khi nói đến Mỹ. Tổng thống Putin cũng là một đảng viên cộng sản, ông bắt đầu trưởng thành trên vũ đài chính trị xứ bạch dương trong bối cảnh Liên Xô tan rã.

Với tất cả những người cộng sản thế hệ đầu tiên luôn giữ vững quan điểm Mỹ và tư bản là mối đe dọa hàng đầu với chế độ. Đây là đặc điểm lịch sử, phản ánh đúng đắn những gì đã diễn ra trong suốt mấy trăm năm đối đầu giữa hai cực ý thức hệ chính trị.

Liên Xô sụp đổ nhưng còn lại nước Nga, dưới sự dẫn dắt của Putin mấy thập kỷ qua đang có dấu hiệu phục hồi những giá trị lịch sử. Kiên quyết đối đầu Mỹ và phương Tây, hướng đất nước theo “chủ nghĩa dân tộc kiểu mới”. Sau 1 thập kỷ giảm hiện hiện ở những địa bàn chiến lược, bây giờ Nga đang trở lại mạnh mẽ, quyết tâm phục hận.

Trong cuộc điện đàm, ông Putin nhắc lại lịch sử quan hệ Mỹ - NATO và Nga, chỉ ra rằng, trong chiến tranh lạnh, hai bên là đối thủ của nhau, nhưng trong những năm đầu thập niên 90, Mỹ - Nga là bạn bè mặc dù khi đó chính sách phương Tây với Nga không mang tính xây dựng.

Ở bên kia chiến tuyến, trong tâm thức của người Mỹ cũng tồn tại tâm lý e sợ sự trỗi dậy lần 2 của chủ nghĩa cộng sản. Họ làm mọi biện pháp, như thúc đẩy “cách mạng màu” đầu thế kỷ 21 ở vùng Balkan, phát động “mùa xuân Ả rập” ở Bắc Phi, Trung Đông 2010; can thiệp vào các quốc gia Nam Mỹ có xu hướng “xã hội chủ nghĩa”.

Trong quan hệ với Nga, Washington luôn luôn muốn áp đặt quan điểm hơn là đối thoại “win - win”. Chính vì vậy, hai bên càng đào sâu thêm ngăn cách ở tất cả các lĩnh vực.

Tại sao Nga - Mỹ không thể xây dựng mối quan hệ thân thiện hơn? Một số phân tích trên chưa thể là câu trả lời toàn diện và thuyết phục. Có lẽ phải đến lúc xem lại “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy chăng?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Mỹ - Nga “dị mộng” về Ukraine? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714160597 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714160597 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10