Tổng thống Nga muốn gì tại Ukraine?

CẨM ANH 24/02/2022 01:32

Giới quan sát nhận định, Nga có nhiều mục đích trong việc công nhận chủ quyền của hai vùng ly khai miền đông Ukraine.

>>Thế giới "dậy sóng" vì tuyên bố của Tổng thống Putin

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyên bố

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyên bố công nhận độc lập của Tổng thống Putin

Sự thay đổi của Nga

Khi năm 2021 kết thúc, Nga đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được giao cho một nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu chính thức ngừng hoạt động mở rộng phạm vi của NATO, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, và lệnh cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu.

Thông điệp được Nga đưa ra rất rõ ràng, nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự.

Những lo ngại này đã trở nên quen thuộc với các nhà hoạch định chính sách phương Tây, những người trong nhiều năm đã phản ứng bằng cách lập luận rằng Moscow không có quyền phủ quyết đối với các quyết định của NATO và không có căn cứ để yêu cầu phương Tây ngừng gửi vũ khí cho Ukraine.

Cho tới đầu năm 2021, Tổng thống Vladimir Putin luôn tìm kiếm nỗ lực để đàm phán với Mỹ và phương Tây, cũng như nhiều lần khẳng định các lợi ích của Nga không đi ngược với lợi ích của Mỹ và rằng, Moscow và Washington có thể tham gia vào những nỗ lực chung nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu như mối đe dọa khủng bố hay đại dịch.

Tuy nhiên, ông Putin đã hết kiên nhẫn sau 8 năm cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng Donbass và việc đàm phán với Mỹ, NATO, EU đến nay vẫn không có kết quả. Giờ đây, dường như Nga quyết tâm thực hiện để thay đổi tình hình theo hướng có lợi cho quốc gia này để buộc Mỹ và phương Tây phải thực sự xem xét các yêu cầu của Moscow. 

Theo chuyên gia Dmitri Trennin, Giám đốc của Trung tâm Carnegie Moscow nhận định, việc Ukraine gia nhập NATO không tạo đủ sức nặng để Nga hành động. Có sự bất đối xứng đáng kể về tầm quan trọng mà phương Tây và Nga dành cho Ukraine. Phương Tây đã mở rộng triển vọng trở thành thành viên NATO của Ukraine vào năm 2008, nhưng không có lộ trình chính thức nào cho thấy khối sẽ kết nạp quốc gia này. Sau năm 2014, khi Nga tiếp quản Crimea từ Ukraine và bắt đầu hỗ trợ các chiến binh thân Nga ở vùng Donbass, thật khó để biết chính phủ Mỹ sẽ cho phép Ukraine gia nhập NATO như thế nào.

Mặt khác, có rất ít sự ủng hộ của công chúng ở Hoa Kỳ trong việc triển khai quân đội chiến đấu tại Ukraine. Washington cam kết với Kyiv một lời hứa mà cả hai bên đều biết là không thể giữ được. Ngược lại, Nga coi Ukraine là lợi ích an ninh quốc gia quan trọng và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu lợi ích đó bị đe dọa. Sự cởi mở trong việc giao quân và sự gần gũi về địa lý với Ukraine giúp Moscow có lợi thế hơn so với Mỹ và các đồng minh.

Điều này góp phần khẳng định một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine không thể xảy ra vào thời điểm này. Thực tế cho thấy, Tổng thống Putin rất thận trọng và tính toán, đặc biệt là khi sử dụng biện pháp quân sự. Ông Putin không sợ rủi ro, bằng chứng là các hoạt động ở Chechnya, Crimea và Syria đã cho thấy điều này. Nhưng trong suy nghĩ của người đứng đầu Điện Kremlin, lợi ích phải lớn hơn chi phí. Tổng thống Putin sẽ không xâm lược Ukraine đơn giản vì định hướng phương Tây của quốc gia này.

>>Tác động của xung đột Nga- Ukraine đến thị trường chứng khoán tới đâu?

Một cuộc gặp giữa Nga và NATO

Một cuộc gặp giữa Nga và NATO

Đằng sau toan tính của Moscow

Theo các chuyên gia nhận định, một số kịch bản có thể thúc đẩy Điện Kremlin điều quân đến Ukraine. Vào năm 2018, Tổng thống Putin đã công khai tuyên bố rằng nỗ lực của Ukraine để giành lại lãnh thổ ở khu vực Donbass bằng vũ lực sẽ dẫn đến một phản ứng quân sự.

Do vậy, việc Ukraine gia nhập NATO hoặc bố trí các căn cứ quân sự và hệ thống vũ khí tầm xa của phương Tây trên lãnh thổ của mình có khả năng sẽ dẫn tới phản ứng mạnh mẽ này. Mặc dù Tổng thống Putin sẽ không bao giờ nhượng bộ về điểm này.

Tuy nhiên, hiện tại hầu như không có sự ủng hộ nào từ Hoa Kỳ và các thành viên NATO trong việc để Ukraine gia nhập liên minh. Vào đầu tháng 12 năm 2021, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Ukraine rằng tư cách thành viên NATO của quốc gia đó khó có thể được chấp thuận trong thập kỷ tới.

Do đó, điện Kremlin phải quay lại sử dụng lực lượng quân sự để gây sức ép với Nhà Trắng và các đồng minh phương Tây nghiêm túc đối thoại và xem xét yêu cầu từ phía Moscow. Hành động của Tổng thống Putin cho thấy mục tiêu thực sự của ông không phải là chinh phục Ukraine và sáp nhập nước này vào Nga mà là thay đổi tình hình ở khu vực đông Âu.

Sự thiết lập ban đầu hậu Chiến tranh Lạnh đã khiến Nga trở thành một nhà cầm quyền mà không có nhiều tiếng nói trong vấn đề an ninh châu Âu, vốn tập trung vào NATO. Nếu Tổng thống Putin có thể xoay sở để ngăn NATO ra khỏi Ukraine, Gruzia và Moldova, và đưa các tên lửa tầm trung của Mỹ ra khỏi châu Âu, điều này có thể sửa chữa một phần thiệt hại mà an ninh của Nga phải gánh chịu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Và nếu điều đó thuận lợi, đây sẽ là một dấu ấn quan trọng để ông có thể tái đắc cử vào năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

  • Tác động của xung đột Nga- Ukraine đến thị trường chứng khoán tới đâu?

    Tác động của xung đột Nga- Ukraine đến thị trường chứng khoán tới đâu?

    04:50, 23/02/2022

  • Vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ukraine

    Vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ukraine

    04:01, 22/02/2022

  • Căng thẳng Nga- Ukraine tác động thế nào đến giá vàng tuần tới?

    Căng thẳng Nga- Ukraine tác động thế nào đến giá vàng tuần tới?

    12:30, 20/02/2022

  • Căng thẳng Nga - Ukraine: Cơ hội cho Tổng thống Joe Biden

    Căng thẳng Nga - Ukraine: Cơ hội cho Tổng thống Joe Biden

    03:34, 20/02/2022

  • Thế giới

    Thế giới "dậy sóng" vì tuyên bố của Tổng thống Putin

    00:18, 23/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tổng thống Nga muốn gì tại Ukraine?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO