Nểu xử lý thành công cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Joe Biden sẽ cũng cố uy tín trước các đồng minh châu Âu và cử tri nước Mỹ.
>>Lo xung đột Nga - Ukraine, chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 200 điểm
Trước khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine tăng cao, Tổng thống Biden đã gặp nhiều chỉ trích do cuộc rút quân đầy hỗn loạn tại Afghanistan, cũng như sự chia rẽ giữa các đồng minh từ thỏa thuận Aukus khiến Pháp nổi giận, đã làm dấy lên những nghi ngờ về sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Các nhà quan sát chính trị cho rằng tình hình đang diễn ra là cơ hội để Tổng thống Biden thể hiện khả năng lãnh đạo của Mỹ và tạo ra sự tương phản với cựu Tổng thống Trump trong cách xử lý các vấn đề có liên quan tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine mang theo những phức tạp của riêng nó. Có thể thấy rằng, một trong những lý do khiến Tổng thống Putin chọn thời điểm này để gia tăng căng thẳng với Ukraine là Mỹ sẽ bị phân tâm trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022.
Với NATO cũng vậy Trong khi một số thành viên của liên minh an ninh đã cam kết đáp trả bất kỳ sự tấn công nào của Nga thì Đức, một thành viên chủ chốt của liên minh, vẫn đang duy trí thái độ trung lập.
"Đã có nhiều bài học từ vụ Taliban chiếm lại Kabul”, ông Ivo Daalder, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, nhận định. “Do đó, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine trao cho chính quyền Mỹ cơ hội xây dựng lại kênh tương tác hiệu quả với đồng minh”.
Chính quyền Biden đã có sự chia sẻ nhất định với các đồng minh những thông tin tình báo về Ukraine. Bên cạnh đó, nỗ lực của Nhà Trắng trong duy trì liên lạc với Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên trong khối cũng được đánh giá cao.
Theo nguồn tin từ hai quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Biden khi ông chuẩn bị ra cảnh báo rằng Nga có thể tấn công Ukraine trong vòng vài ngày, Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh với các thành viên trong đội ngũ của mình về yêu cầu chia sẻ thông tin đó với các đồng minh.
Những hành động của Nga đã nhắc nhở về tầm quan trọng của sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương và cho phép Tổng thống Biden có cơ hội nhấn mạnh vai trò của tổng thống Mỹ: Lãnh đạo một Thế giới Tự do - nhấn mạnh vào "tự do".
Fred Kempe, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Đại Tây Dương, một nhà tư vấn về chính sách đối ngoại, đánh giá: “Tôi nghĩ đây là thời điểm quyết định, không chỉ trong nhiệm kỳ Tổng thống mà còn trong cuộc đời chính trị lâu dài của chính ông Biden. Đây là thời điểm kiểm tra khả năng của ông Biden trong việc tiếp cận và kết nối với các đồng minh NATO".
Thậm chí, khác với vấn đề Afghanistan, ông Biden gần như không gặp phải chỉ trích từ trong giới chính trị Mỹ khi giải quyết vấn đề Ukraine. Theo lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, "Ông ấy đã đúng khi nhấn mạnh rằng thế giới sẽ không nhún nhường hoặc ngồi yên nếu ông Putin tìm cách tiến đánh nước láng giềng".
Tất cả những điều trên đã tạo những tín hiệu đáng khích lệ cho Tổng thống Biden trong những tháng đầy thách thức của năm nhiệm kỳ thứ hai với những bước đột phá mới.
>>Kịch bản nào cho xung đột Nga - Ukraine?
Mặc dù vậy, ông Chris Miller, trợ lý giáo sư lịch sử quốc tế tại Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts, ông Biden cũng có thể đối mặt với thất bại nếu mọi thứ leo thang.
"Nếu để xảy ra chiến tranh, chính quyền Mỹ sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt gây tốn kém kinh tế cho châu Âu và cho cả Hoa Kỳ. Mọi tổng thống luôn xem xét chính sách đối ngoại qua lăng kính chính trị trong nước. Đối với ông Biden, sự sụp đổ chính trị trong nước có thể không nằm trong tính toán của ông", chuyên gia này phân tích.
Nếu những lo ngại đó xuất hiện, điều này sẽ khiến ông Biden phải đối mặt với một thách thức chính sách đối ngoại nghiêm trọng như việc rút quân khỏi Afghanistan năm ngoái.
Đã có những chấn động trên thị trường tài chính Hoa Kỳ và những chấn động đó có thể trở thành một cơn địa chấn nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội tiến vào Ukraine. Thứ Năm tuần trước, S&P 500 giảm hơn 2% và Nasdaq cũng giảm gần 3% trong bối cảnh lo ngại chiến sự gia tăng.
Một cuộc xung đột cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường dầu mỏ và làm tăng chi phí mà người Mỹ phải trả cho khí đốt. Báo cáo của CBS News lưu ý, "Nga đã sản xuất hơn 1/10 lượng dầu của thế giới vào năm 2020. Do đó một lượng lớn dầu mỏ có thể sẽ bị gián đoạn trong trường hợp xung đột quân sự xảy ra hoặc Nga bị Mỹ và các đồng minh trừng phạt".
Điều này có nguy cơ gây nguy hiểm cho hy vọng của ông Biden trong việc đạt những bước tiến mới của các dự luật lớn thuộc chương trình nghị sự trong nước của ông.
“Chắc chắn, thị trường chứng khoán đã được chú ý, và nếu điều này tăng tốc và có những tác động thực sự xấu đến thị trường như ảnh hưởng đến áp lực lạm phát, đặc biệt là liên quan đến dầu. Vì vậy, về mặt kinh tế, điều này không lý tưởng cho đất nước, và chắc chắn không lý tưởng về mặt chính trị cho Tổng thống Biden”, Julian Zelizer, giáo sư lịch sử và các vấn đề công tại Đại học Princeton cho biết.
Có thể bạn quan tâm