Căng thẳng Mỹ - Nga và quân bài Ukraine

Diendandoanhnghiep.vn So với những thành viên của Liên Xô cũ, Ukraine là quốc gia mạnh nhất, có ảnh hưởng mạnh nhất đến an ninh, quốc phòng cũng như kinh tế của Nga.

Quan hệ Nga - Mỹ chưa bao giờ

Quan hệ Nga - Mỹ chưa bao giờ "cơm lành canh ngọt"

>> Nước Nga: Giờ G trở lại đã điểm

Kể từ khi hệ thống Liên Xô sụp đổ, nước Nga tư bản ra đời đến nay có 14 quốc gia Đông Âu gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có tới 10 nước từng nằm trong khối XHCN dưới trướng Liên Xô.

Khối Đông Âu trong NATO là những quốc gia nhỏ như Litva, Latvia, Estonia, Albani, Rumani, Bulgari,… đã không chọn cách tiếp tục đứng về phía Nga để được bảo vệ mặc dù có truyền thống ngoại giao, ý thức hệ, lại là láng giềng thân cận.

Vì yếu tố lịch sử, nước Nga “nối nghiệp” dân tộc Slav tiếp tục chọn cách đối đầu với phương Tây. Quan hệ bộ ba Moscow, Brussels và Washington chưa khi nào yên bình, đặc biệt khi V. Putin chính thức “cầm trịch” trên vũ đài chính trị xứ Bạch dương.

Nói cách khác, hồ sơ ngoại giao Nga - Mỹ được dệt nên bởi đầy rẫy những hoài nghi, hiềm khích, là mối đe dọa của nhau trên nhiều phương diện, từ chính trị, kinh tế, ý thức hệ, tư tưởng.

Ông Putin rất sủng ái vị tướng Anton Ivanovich Denikin từng lãnh đạo lực lượng Bolshevik, bởi vì một cuốn sách của vị tướng này nhắc đến lịch sử Nga và Ukraina, cho rằng nước Nga vĩ đại còn Ukraina là “tiểu Nga”. Hẳn Putin đã nghĩ về điều gì đó bởi lãnh thổ Ukraina ngày nay vốn tản mác, bị cai trị bởi Ba Lan, Litva, Áo, Hungary, Đức và Nga.

So với những thành viên của Liên Xô cũ, Ukraine là quốc gia mạnh nhất, có ảnh hưởng mạnh nhất đến an ninh, quốc phòng cũng như kinh tế của Nga - cũng chọn cách ngả về phương Tây.

Dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho nước Nga. Moscow rất biết cách sử dụng nguồn “vàng đen” như lá bài chiến lược gây áp lực với châu Âu, Mỹ.

Nhưng khoảng 70% sản lượng khí đốt Nga bán qua châu Âu “đi nhờ” đường ống của Ukraina, Kremlin không phải tốn kém hàng tỷ USD đầu tư xây dựng đường ống, Kiev kiếm mỗi năm 3 tỷ USD nhờ vai trò trung tâm dịch vụ trung chuyển.

Nhưng rõ ràng, ông Putin không yên tâm chút nào khi mặt hàng xuất khẩu chiến lược của mình lại “nhờ vả” một chính phủ ngày càng thân phương Tây. Vì thế, xây đường ống North Stream 2 nhằm vào 2 mục đích.

Một là, cô lập kinh tế Ukraina, phế truất bớt vai trò của Kiev đối với an ninh kinh tế, năng lượng trong khu vực. Hai là, gia tăng quan hệ và độc quyền khí đốt ở châu Âu - một biện pháp “hất cẳng” Mỹ khỏi thị trường quan trọng này.

Washington đang mất dần vai trò ở Trung Đông vào tay Trung Quốc và Nga, đồng nghĩa với việc Washington không còn vị trí “anh cả” trên thị trường dầu mỏ. Ngành công nghiệp dầu đá phiến rất tốn kém của Mỹ sẽ bị liên minh Nga - Trung - Iran đánh tơi bời.

Quan trọng hơn nữa, khi North Stream 2 hoạt động, Mỹ không còn là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu, dẫn đến tiếng nói Washington với EU mất dần trọng lượng. Đây là lý do nhiều đời Tổng thống Mỹ nỗ lực cản trở dự án đường ống dẫn khí nối Nga với Đức qua biển Baltic.

>> Putin và thông điệp của nước Nga

Dòng chảy phương Bắc nối Nga và Đức

Dòng chảy phương Bắc nối Nga và Đức

Kiev là cái cớ để Mỹ tìm Nga “nói chuyện”, chính vì thế cuộc “Thượng đỉnh online Putin - Biden” 2 giờ đồng hồ hôm 8/12 chủ yếu xoay quanh vấn đề Ukraina, kết thúc trong căng thẳng.

Về phần mình Moscow không ngừng tìm cách phong tỏa Kiev, năm 2014 sáp nhập Crimea, một vùng lãnh thổ “nhạy cảm”, diện tích khá rộng nhô ra giữa Biển Đen có vai trò rất quan trọng trong phòng thủ và triển khai lực lượng quân sự của hạm đội Sevastopol.

Sự kiện này khiến Ukraina bất bình vô cùng, chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO; còn Mỹ và châu Âu lập tức giáng đòn trừng phạt kinh tế lên Nga. Loạt diễn biến này khiến quan hệ Nga - Mỹ lún sâu vào căng thẳng.

Liệu Moscow sẽ mở cuộc tấn công toàn diện vào Ukraina như đồn đoán? Người viết bài này cho rằng, đó là một khả năng rất lớn!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Căng thẳng Mỹ - Nga và quân bài Ukraine tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713514808 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713514808 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10