WEF DAVOS 2022: Nhiều vấn đề hóc búa cần có lời giải

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 25/05/2022 05:10

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay vận hành bằng công thức: Nước giàu nắm bí quyết công nghệ, thiết kế; chuyển nhà máy sang các nước kém hơn nhưng giàu cơ bắp, tài nguyên, sẵn sàng đánh đổi,...

Davos 2022 đối mặt với rất nhiều thách thức vĩ mô, toàn cầu

WEF Davos 2022 đối mặt với rất nhiều thách thức vĩ mô, toàn cầu

>>ĐỐI THOẠI DAVOS: Gợi mở xu hướng phát triển mới

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2022 diễn ra tại thị trấn Davos, Thụy Sĩ là nơi hội tụ những bộ óc vĩ đại nhất của thế giới đương đại ở nhiều lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường, quản trị,...

Như thường lệ, WEF Davos năm nay tiếp tục đối mặt với hàng loạt vấn đề cần có lời giải càng sớm càng tốt: chiến sự Ukraine, cách thức chống dịch COVID-19 của Trung Quốc cũng như tìm lối mở cho thời kỳ hậu dịch bệnh, nối lại chuỗi cung ứng, chống suy thoái kèm lạm phát.

Ông Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, cho biết, trong bối cảnh thế giới phức tạp và khó lường như hiện nay, chủ đề của Davos 2022 là “Lịch sử trước ngã rẽ: Chính sách của các chính phủ và chiến lược của doanh nghiệp”.

Chắc chắn như vậy, phương thức sản xuất, cách mà con người tồn tại và phát triển hiện nay đã bộc lộ khuyết điểm, thế giới trở nên chật hẹp và mong manh trước mọi biến cố.

Đầu tiên, mối đe dọa đến từ yếu tố dịch tễ, cách đây hơn 2 năm, tại Davos 2020, chưa có một phát biểu nào đề cập đến yếu tố phi truyền thống này, cũng ít ai ngờ rằng virus SARS-COV-2 sở hữu sức công phá kinh hoàng như vậy.

COVID-19 đánh trực diện vào hệ miễn dịch, khâu yếu nhất trong cơ thể người; cũng như chỗ “mềm” nhất trong mối liên hệ toàn cầu đã được xây dựng hàng nghìn năm nay.

Toàn cầu hóa được đón nhận rất hào sảng ở mọi quốc gia dân tộc, dần dần thấm vào khung khổ chính sách nội trị cũng như ngoại giao, là chiếc cầu nối liền đến vô cùng vô tận, không chỉ hợp tác kinh tế mà còn hướng đến giao thoa văn hóa, nghệ thuật, học hỏi, trao đổi lẫn nhau bên cạnh xung đột, mâu thuẫn.

Liệu rằng, cánh cửa cứ mở đến hết vòng xoay của cái bản lề? Người ta đặt nghi vấn, toàn cầu hóa sẽ dẫn các quốc gia đến đâu; đỉnh cao của toàn cầu hóa có phải là sự mở mang và xóa nhòa yếu tố lãnh thổ, sắc tộc, ngôn ngữ, chữ viết, hình thành siêu quốc gia giống như Liên minh châu Âu (EU)? Không thể nào!

Hệ lụy của toàn cầu hóa rất rõ ràng, thế giới thứ hai và thứ ba (ngụ ý các nước kém phát triển) lại hứng chịu "làn đạn" kinh tế, tài chính; những cuộc xâm lăng “mềm mại” kiểu mới lại dẫn đến tình trạng lệ thuộc, nợ nần thông qua đầu tư, cho vay.

Các quốc gia tư bản hàng đầu vẫn giàu có, mặc dù từ sau thế chiến II bắt đầu cắt giảm sản xuất trực tiếp. Những công đoạn nặng nề nhất, tốn kém nhất, nguy hiểm nhất dồn sang châu Á, đặt vào vai trò Trung Quốc “công xưởng thế giới”. Đó là cái mà giới chuyên môn gọi là “chuỗi cung ứng”.

>> WEF DAVOS 2022: Những vấn đề nóng nào sẽ được thảo luận?

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay vận hành bằng công thức: Nước giàu nắm bí quyết công nghệ, thiết kế; chuyển nhà máy sang các nước kém hơn nhưng giàu cơ bắp, tài nguyên, sẵn sàng đánh đổi môi trường sống để được tham gia chuỗi cung ứng. Nước giàu dùng trí tuệ để khai thác tiềm năng của nước nghèo.

COVID-19 là một trong những tác nhân lớn thúc đẩy thay đổi lịch sử

COVID-19 là một trong những tác nhân lớn thúc đẩy thay đổi lịch sử

COVID-19 đe dọa đánh sụp toàn bộ quá trình này, chúng không cho con người tiếp xúc, đi lại, kết nối; chúng buộc con người thay đổi phương thức sản xuất từ trực tiếp sang gián tiếp. Chính những yếu tố này sẽ làm thay đổi thế giới - cái mà nhà sáng lập WEF gọi là “ngã rẽ lịch sử”.

Việc giúp Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cho toàn cầu giờ đây lại là mối đe dọa, bởi mâu thuẫn Trung - Mỹ, phân cực, tách rời các “modun kinh tế”; đặc biệt là cách thức chống dịch “không giống ai” của Trung Quốc khiến hàng loạt nền kinh tế thiếu nguyên vật liệu, sản phẩm tiêu dùng. Các yếu nhân có mặt ở Davos phải tính toán lại.

Ông Klaus Schwab nói: “Câu hỏi lớn đặt ra với chúng ta tại Davos là làm thế nào để phát triển năng lực bền bỉ cần thiết ở cấp độ cá nhân, quốc gia và toàn cầu để trang bị tốt hơn cho tương lai, không chỉ để đối phó với các loại virus mà còn với tất cả những biến động to lớn đối với hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta”.

Các chuyển động của WEF là vô cùng quan trọng với các quốc gia có lý tưởng hùng cường, việc bố trí lại chuỗi cung ứng, trung tâm sản xuất là cơ hội để các nước đang phát triển thay đổi vệnh mệnh.

Thông thường, sau mỗi cuộc cách mạng công nghiệp có khoảng chục quốc gia trở nên giàu có - điểm chung giữa các quốc gia ấy là tính linh hoạt của chính sách, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện tốt nhất để đón nhận sự thay đổi.

Ví dụ, COVID-19 có khả năng xúc tác cho cách mạng 4.0 diễn ra nhanh hơn, phổ biến hơn. Nhưng cuộc cách mạng này chỉ sinh sôi nảy nở trên mảnh đất nào lý tưởng nhất mà thôi.     

Có thể bạn quan tâm

  • WEF DAVOS 2022: Những vấn đề nóng nào sẽ được thảo luận?

    WEF DAVOS 2022: Những vấn đề nóng nào sẽ được thảo luận?

    11:00, 23/05/2022

  • ĐỐI THOẠI DAVOS: Trung Quốc thị uy sức mạnh “mềm”

    ĐỐI THOẠI DAVOS: Trung Quốc thị uy sức mạnh “mềm”

    06:00, 29/01/2021

  • ĐỐI THOẠI DAVOS: Gợi mở xu hướng phát triển mới

    ĐỐI THOẠI DAVOS: Gợi mở xu hướng phát triển mới

    06:15, 27/01/2021

  • ĐỐI THOẠI DAVOS: Gắn kết và xây dựng lại niềm tin

    ĐỐI THOẠI DAVOS: Gắn kết và xây dựng lại niềm tin

    05:00, 27/01/2021

  • ĐỐI THOẠI DAVOS: Cuộc chiến chống bất bình đẳng thời virus phải là trọng tâm giải cứu và phục hồi kinh tế

    ĐỐI THOẠI DAVOS: Cuộc chiến chống bất bình đẳng thời virus phải là trọng tâm giải cứu và phục hồi kinh tế

    11:24, 26/01/2021

  • Kết thúc WEF Davos 2019, Việtp/Nam khởi động Chương trình “Make in Viet Nam 4.0”

    Kết thúc WEF Davos 2019, Việt Nam khởi động Chương trình “Make in Viet Nam 4.0”

    13:00, 26/01/2019

  • Davos ảm đạm vì thiếu cường quốc: Mừng hay lo?

    Davos ảm đạm vì thiếu cường quốc: Mừng hay lo?

    11:15, 23/01/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ