Chủ tịch Trung Quốc đã giành toàn bộ bài phát biểu tại WEF để nói về hóa bình, ổn định, công bằng và bình đẳng!
Năm ngoái Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (WEF) diễn ra ảm đạm vì lãnh đạo các cường quốc, Mỹ, Trung, Nhật, Anh, Canada đều không có mặt, khi đó thế giới im phắc lắng nghe âm thanh từ chiến tranh thương mại, dĩ nhiên WEF cũng chẳng giải quyết được gì.
Năm nay Tổng thống Joe Biden vẫn không tham dự mặc dù WEF được trực tuyến. Thay vào đó Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống V. Putin đã có hai bài phát biểu nói về hòa bình, công bằng, kêu gọi đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau,…
Ông Tập phát biểu: “Các nước nên tôn trọng sự khác biệt của nhau và các quốc gia tiên tiến nên từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh và không cố gắng áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia nhỏ hơn. Chúng ta phải ủng hộ sự cạnh tranh trên cơ sở công bằng chứ không phải một cuộc chiến sinh tử”.
Phải chăng Chủ tịch Trung Quốc muốn ám chỉ ông D. Trump? Mặc dù vậy, J. Biden nhậm chức chưa lâu Bắc Kinh đã xung đột biên giới với New Delhi, cho máy bay vào vùng nhận dạng phòng không AIDZ của Đài Loan, thông qua luật cho phép Hải cảnh dùng vũ lực trên biển và tiến hành tập trận trong Vịnh Bắc Bộ!
Tại cuộc họp báo ngày 28/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nắn gân cảnh báo Đài Loan: “Những thành phần đòi độc lập cho Đài Loan nhớ điều này: đùa với lửa chỉ có đường tự thiêu và độc lập đồng nghĩa với chiến tranh”.
Nhưng trong một diễn đàn mở không có Washington, Trung Quốc đang “biểu diễn” một hình ảnh hiền lành, dễ chịu!. Việc Trung Quốc nhắc đến thông điệp đại đồng giống như đang đại diện cho những điều tiến bộ nhất trên thế giới hiện nay.
Sau nhiều hành động vũ lực, người Trung Quốc lại lên tiếng bàn đến hòa bình thịnh trị tại một diễn đàn quốc tế lớn. Tuy nhiên, việc làm của họ tại nhiều quốc gia, khu vực luôn để lại nhiều nghi ngại.
Đó là gì? Là “Vành đai và con đường”, là nguồn vốn cho vay, siết nợ những khu vực trọng yếu, là ngang ngược trên Biển Đông,…chủ nghĩa bá quyền Đại hán là màu sắc chủ đạo trong tư tưởng đối ngoại.
Đấy không phải là nhận định mơ hồ, hãy nhìn vào lịch sử quan hệ xóm giềng của họ sẽ biết, bao nhiêu cuộc chiến xâm lược Việt Nam trong mấy ngàn năm, giờ đây không một quốc gia nào sống cạnh Trung Quốc mà không bị lôi vào tranh chấp lãnh thổ, đất đai.
Trung Quốc - với thể chế quyền lực riêng biệt đã kiểm soát được đại dịch COVID-19. Duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi phần còn lại suy thoái, những thành công này giúp Bắc Kinh tự tin thúc đẩy tham vọng lấn át Mỹ trên trường quốc tế.
Rất có thể tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào cuối thập kỷ này, sớm hơn rất nhiều so với dự báo. Trung Quốc chắc chắn sẽ lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực kinh tế, nhưng chính trị, tư tưởng văn hóa thì chưa chắc!
Hơn 20 phút phát biểu ở WEF, ông Tập hầu như không nhắc gì đến các nội dung chính của diễn đàn năm nay như biến đổi khi hậu, bất bình đẳng thu nhập,… thay vào đó là tranh thủ xây dựng hình ảnh quốc gia ở vị thế “người cầm trịch”.
Có thể bạn quan tâm
ĐỐI THOẠI DAVOS: Gợi mở xu hướng phát triển mới
06:15, 27/01/2021
ĐỐI THOẠI DAVOS: Gắn kết và xây dựng lại niềm tin
05:00, 27/01/2021
ĐỐI THOẠI DAVOS: Đánh thuế kỹ thuật số liệu có khả thi?
15:45, 26/01/2021
ĐỐI THOẠI DAVOS: Cuộc chiến chống bất bình đẳng thời virus phải là trọng tâm giải cứu và phục hồi kinh tế
11:24, 26/01/2021