Mỹ và phương Tây sẽ bít “cửa thoát” cuối cùng của Nga?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/07/2022 04:40

Nếu châu Âu và Mỹ khiến Nga không thể bán vàng ra thị trường quốc tế, thì Nga cũng sẽ gặp nhiều khó khăn như lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ.

Mỹ và EU sắp khớp lệnh cấm Nga xuất khẩu vàng!

Mỹ và EU sắp khớp lệnh cấm Nga xuất khẩu vàng!

>>Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị công bố gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga. Nhiều khả năng khối này ngưng nhập khẩu vàng của Nga và cố gắng bịt kín các lỗ hổng còn lại.

Sau dầu khí, vàng là nguồn tài nguyên “trời cho” phong phú mà Nga hiện sở hữu. Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo này mang về cho Nga hàng chục tỷ USD mỗi năm. Về mặt kỹ thuật, lệnh cấm này sẽ hạn chế tối đa khả năng huy động vốn của Nga để vượt qua khó khăn kinh tế.

Đặc tính lý hóa của vàng đáp ứng mọi yêu cầu và tiêu chuẩn để đóng vai trò “ông tổ” của tiền tệ; là phương tiện trú ẩn an toàn nhất trong mọi cuộc khủng hoảng, vì nó có khả năng bảo toàn giá trị và có tính thanh khoản rất cao. Vàng chính là “mỏ neo” của mọi nền kinh tế.

Ngày nay, vàng không còn được xem là tiền tệ, tuy vậy, vàng là tài sản quốc gia, sức mạnh không gì xô đổ được. Không tự nhiên mà Mỹ, Đức, Italy, Nhật Bản, Trung Quốc là những nền kinh tế cất trữ vàng nhiều nhất.

Chế độ bản vị vàng được xem là ổn định nhất trong lịch sử tài chính tiền tệ. Bởi vì quy tắc in tiền dựa vào số lượng vàng trong kho là thước đo giúp các ngân hàng Trung ương không “vung tay quá trán” gây lạm phát, mất giá đồng tiền.

Cũng như việc loại Nga khỏi SWIFT, lần này phương Tây hoàn toàn có thể “soi” toàn bộ quá trình giao dịch vàng của Nga trên thị trường quốc tế. Lý do là các sàn giao dịch vàng lớn nhất hiện nay đều “đóng đô” tại Mỹ và Tây Âu.

Giao dịch vàng trên thị trường OTC (Over The Counter Market) phải được khớp lệnh từ London, vì đây là trung tâm giao dịch vàng bạc, đá quý lớn nhất thế giới. Các thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London mới có quyền hiệp thương quyết định giá vàng trong ngày. Tiếp đến là New York, Tokyo và Zurich.

Hiện nay, giá vàng neo theo đồng USD, Euro và bảng Anh. Vì vậy giá vàng tuân theo sự biến động của các đồng tiền này, đặc biệt là “đồng bạc xanh” và “sức khỏe” nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoài ra giá dầu cũng tác động ít nhiều đến vàng.

Theo ước tính, Ngân hàng trung ương Nga hiện kiểm soát hơn 2.300 tấn vàng, tương đương 22,9% dự trữ ngoại hối. Khi tấn công Ukraine, các nhà đầu tư tại Nga đã cấp tập mua vàng để bảo vệ an toàn tài sản.

Từ năm 2016 - 2019, Nga đã mua hơn 800 tấn vàng - nhiều nhất thế giới, nhưng chỉ bán ra rất nhỏ giọt. Động thái này được xem là nước đi tiên phát của ông Putin để đón lõng tương lai đồng USD mất vị trí số 1. Như vậy, nếu Nga không thể bán vàng ra thị trường quốc tế - cũng nghiệt ngã như thể không xuất khẩu được dầu.

Xét trên tiêu chí này, phương Tây coi như nắm mọi ngõ nghách của thị trường vàng. Sẽ ra sao nếu Nga không thể xuất khẩu mặt hàng đặc biệt này? Liệu quyết định của Mỹ và châu Âu có khiến Nga gặp khó và làm đầy kho vàng cho một số quốc gia rung đùi hưởng lợi?

Kinh tế Nga được dự báo rất khó khăn

Kinh tế Nga được dự báo rất khó khăn

Thứ nhất, nền kinh tế Nga đã khó khăn lại “ngập” trong vàng, giới kinh doanh Nga khó có thể chuyển hóa vàng đã cất trữ thành tiền tệ để quay trở lại đầu tư. Thị trường nội địa không đủ sức tiêu hóa hết 2.300 tấn vàng! 

Thứ hai, khi bị cắt đứt khỏi thị trường vàng thế giới, đồng Rúp cũng mất phương hướng - là hệ quả của việc không thể tiếp cận đồng USD, Euro để định giá đồng nội tệ; càng không thể căn cứ vào giá vàng, bởi vì theo logic thị trường, số vàng hiện có chẳng khác gì… sắt vụn nếu chúng không thể phát huy “tính năng tiền tệ”.

Thứ ba, Moscow còn khoảng 650 tỷ USD bị phong tỏa trong các nhà băng khắp châu Âu. Nếu lệnh cấm xuất khẩu vàng có hiệu lực cũng có nghĩa “cửa thoát hiểm” còn lại với Nga đã khép!

Cũng như dầu mỏ, Nga vẫn có thể xuất khẩu vàng sang Trung Quốc và một số quốc gia khác với giá rẻ thông qua Hệ thống Thanh toán liên Ngân hàng xuyên Biên giới (CIPS), thay vì SWIFT. Như vậy, điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc vốn đang có nhu cầu tăng dự trữ vàng. Tuy nhiên, hơn 80% giao dịch của CIPS phải dựa vào dịch vụ gửi tin của SWIFT. Trong khi SWIFT giao dịch 24/7 thì CIPS chỉ giao dịch 12/5. Do đó, CIPS có rất nhiều hạn chế và cũng không giúp ích nhiều cho Nga ứng phó với các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây.

Có thể bạn quan tâm

  • Thế khó của G7 khi cấm vận dầu mỏ Nga

    Thế khó của G7 khi cấm vận dầu mỏ Nga

    04:30, 28/06/2022

  • Châu Âu nếm

    Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga

    04:30, 17/06/2022

  • “Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

    “Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

    12:06, 05/06/2022

  • EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?

    EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?

    15:26, 31/05/2022

  • Cấm vận dầu từ Nga có thể đẩy giá dầu lên 300 USD/thùng

    Cấm vận dầu từ Nga có thể đẩy giá dầu lên 300 USD/thùng

    04:30, 23/03/2022

  • Kinh tế Nga, dầu thô, cấm vận và nguy cơ vỡ nợ

    Kinh tế Nga, dầu thô, cấm vận và nguy cơ vỡ nợ

    05:00, 11/03/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

    Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

    04:30, 09/03/2022

  • Cấm vận Nga và việc thực hiện

    Cấm vận Nga và việc thực hiện "Thỏa ước xanh"

    08:55, 02/03/2022

  • Mỹ sẽ gia tăng cấm vận Nga?

    Mỹ sẽ gia tăng cấm vận Nga?

    05:30, 27/01/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ