Ukraine tung chiến thuật mới, Nga "chùn bước" tiến công
Một loạt diễn biến mới đây cho thấy sức tấn công của Nga không còn mạnh mẽ như trước, trong khi Ukraine đang có những lợi thế nhất định ở một số chiến trường.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Đôi bên khó thay đổi cục diện
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, rằng “trong quá trình tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, chúng tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc nhân đạo quốc tế. Các cuộc tấn công được thực hiện bằng vũ khí chính xác cao, giảm thiểu thương vong cho dân thường”.
Ông Sergei Shoigu nói về điều này trong bối cảnh cuộc tấn công của Nga đang chững lại ở mọi chiến trường - người đứng đầu lực lượng vũ trang xứ “Bạch Dương” bắt đầu nói về chiến dịch “tiêu thổ”.
Kể từ giữa tháng 6, Ukraine bắt đầu phản công chủ động ở phía Đông Bắc, phần lớn lực lượng Nga ở Kharkiv bị đẩy lùi. Đó là thời điểm Bộ Tổng tham mưu quân đội Kiev đưa ra con số 2.050 binh sĩ, 1.419 xe tăng, 3.466 xe chiến đấu bọc thép, 712 khẩu pháo, 222 hệ thống phóng rốc két đa nòng, 97 hệ thống phòng không, 178 trực thăng, 212 máy bay, 579 máy bay không người lái và 13 tàu của Nga bị loại khỏi chiến trường - thông tin được The Kyiv Independent đăng tải.
Bước sang tháng 8, các cuộc phản công của lực lượng Ukraine mạnh hơn ở Kherson, một vài vụ nổ bất thường xảy ra ở căn cứ không quân trên bán đảo Crimea, thiệt hại khí tài được cho là lớn hơn báo cáo. Lực lượng đứng đằng sau vụ nổ không quan trọng bằng cái giật thót hở sườn lãnh thổ.
Kiev đã thay đổi chiến thuật nhờ nắm trong tay nhiều vũ khí hiện đại hơn. Ukraine không tổ chức trận đánh lớn, mà tập kích vào hậu cứ, phá hủy hạ tầng nơi người Nga chiếm đóng. Chẳng hạn như thành phố Kherson, giao thông huyết mạch ở đây phụ thuộc vào 4 cây cầu bắc qua sông Dnerp, bị tên lửa Ukraine đánh thủng.
Những ngày đầu chiến sự xung quanh Kiev, quân Nga buộc rút lui vì Ukraine sử dụng “đội quân nhỏ”, tấn công chớp nhoáng vào đội hình tăng thiết giáp. Chiến thuật mới áp dụng chưa thể nói sẽ đẩy lùi quân Nga do Ukraine kém hơn về quy mô quân số, khí tài, nhưng cản trở đà tiến công rõ rệt của đối phương.
Một số khí tài đến từ châu Âu và Mỹ được binh lính Ukraine phát huy khả năng cao hơn nhà sản xuất mong đợi. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (HIMARS), lựu pháo M777 từ Mỹ, Úc và Canada, ngoài ra còn có các hệ thống pháo tự hành như M109 của Mỹ, Panzerhaubitze 2000 của Đức, Caesar của Pháp và Krab của Ba Lan.
Hơn nửa năm giằng co ở miền Đông Nam Ukraine, không thể nói rằng Moscow không muốn “đánh nhanh thắng nhanh”, cho dù rào cản đó là gì. Thực tế trên chiến trường luôn phản ánh chính xác nhiều khó khăn nội tại từ phía Nga.
Trong khi đó, những “điểm đen” kinh tế Nga hầu hết được nhận diện qua báo cáo có chọn lọc từ Kremlin, chúng thường được gạt bỏ thông tin bất lợi. Đơn cử, việc vận chuyển khí đốt, dầu thô sang châu Á có dễ dàng cho hàng chục triệu tấn như báo cáo?
Vấn đề ở đây là hạ tầng, đường ống nối Nga và châu Á rất khiêm tốn so với đường ống Nga - châu Âu. Trong điều kiện bình thường trước khi xảy ra chiến sự Nga- Ukraine, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 16 tỷ m3 khí đốt từ Nga mỗi năm, trong khi con số này của châu Âu gấp hơn 10 lần như vậy!
Mâu thuẫn giữa con số 161 tỷ USD thu về nhờ xuất khẩu năng lượng 6 tháng đầu năm với tình hình hạ tầng vận tải lạc hậu, cấm vận bủa vây dường như khớp với đà tiến quân ì ạch tại chiến trường Ukraine.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Đôi bên khó thay đổi cục diện
04:30, 25/08/2022
Bộ Quốc phòng Anh: Nga đã "đuối sức" trong chiến sự Nga- Ukraine
04:00, 25/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine giằng co, hậu quả sẽ khôn lường!
03:30, 25/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Cán cân quyền lực mới sẽ xuất hiện
14:42, 23/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: "Nóng" cuộc chiến thông tin
04:00, 22/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Tiềm ẩn mối đe dọa hạt nhân
04:00, 20/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Nga trước thách thức bảo vệ Crimea
04:30, 19/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine đối mặt mối đe dọa từ phía Bắc
04:00, 19/08/2022