Chiến sự Nga- Ukraine: Tiềm ẩn mối đe dọa hạt nhân

NHI NGUYỄN 20/08/2022 04:00

Giới chuyên gia cảnh báo, nếu chiến sự Nga- Ukraine càng kéo dài, thì sẽ càng diễn biến phức tạp, thậm chí là mối đe dọa hạt nhân tiềm ẩn.

Chiến sự Nga- Ukraine ngày càng diễn biến phức tạp.

Chiến sự Nga- Ukraine ngày càng diễn biến phức tạp.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Nga trước thách thức bảo vệ Crimea

Kể từ khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ, cả Nga và Mỹ đều đã nâng cao tham vọng để đạt được những mục tiêu chính trị của mình. Do đó, mỗi bên đều có những động lực mạnh mẽ để tránh thua cuộc, trong đó Mỹ ngày càng gia tăng gói viện trợ quân sự cho Ukraine, tính đến nay đã lên tới 9,8 tỷ USD.

Không chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine, Mỹ cùng phương Tây đã gia tăng đáng kể các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này, khiến kinh tế Nga ngày càng kiệt quệ, buộc phải rút lui khỏi cuộc chiến. “Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những điều mà họ đã làm khi phát động chiến sự ở Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh trong một tuyên bố vừa qua.

Trong khi đó, tham vọng của Nga cũng được mở rộng. Nga chưa có mục tiêu tấn công Ukraine để biến quốc gia này thành một phần lãnh thổ của Nga, mà chủ yếu ngăn chặn Ukraine trở thành một bức tường thành của phương Tây. Ông Putin và các cố vấn đặc biệt của mình đã bày tỏ lo ngại về việc Ukraine gia nhập NATO. Tuy nhiên đến nay, mục tiêu này của Nga đã khác.

Cho đến trước chiến sự Nga- Ukraine, Nga đã cam kết thực hiện thỏa thuận giữ Donbass là một phần của Ukraine. Tuy nhiên đến nay, Nga chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Đông và miền Nam Ukraine, và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ông Putin hiện có ý định sáp nhập toàn bộ hoặc phần lớn vùng lãnh thổ đó.

Trong khi đó, mối đe dọa hiện nay đối với Nga còn lớn hơn trước chiến sự Nga- Ukraine, chủ yếu do Mỹ và phương Tây đang muốn làm tê liệt vĩnh viễn quyền lực của Nga. Tồi tệ hơn, Phần Lan và Thụy Điển đang gia nhập NATO, và Ukraine được trang bị vũ khí tốt hơn và siết chặt quan hệ với Mỹ, phương Tây.

Về phần mình, Ukraine có cùng mục tiêu với chính quyền Biden. Người Ukraine đang cố gắng giành lại lãnh thổ đã bị chiếm giữ bởi Nga. Hơn nữa, họ tự tin rằng họ có thể giành chiến thắng, như Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã tuyên bố: "Nga chắc chắn sẽ bị đánh bại".

Ông John J. Mearsheimer, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho rằng cả Nga, Ukraine và Ukraine đều quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến này nên sẽ không có nhiều chỗ cho sự thỏa hiệp. Chẳng hạn, cả Ukraine và Mỹ đều không chấp nhận một Ukraine trung lập. Trên thực tế, Ukraine ngày càng trở nên thân thiết hơn với Mỹ và phương Tây, trong khi Nga cũng không muốn trả lại lãnh thổ cho Ukraine. Những lợi ích xung đột này giải thích tại sao một thỏa thuận thương lượng sẽ khó có thể xảy ra.

Ông John J. Mearsheimer cho rằng Nga cũng có thể kích động sự leo thang hơn nữa chiến sự Nga- Ukraine. Không loại trừ khả năng Nga cố gắng ngăn chặn dòng viện trợ quân sự của Mỹ và phương Tây vào Ukraine bằng cách tấn công các quốc gia trung chuyển. Cũng có khả năng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào một hoặc nhiều quốc gia châu Âu hỗ trợ Ukraine, gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này. Một cuộc tấn công như vậy có thể khiến Mỹ và phương Tây phát động một cuộc tấn công mạng trả đũa nhằm vào Nga, khiến căng thẳng leo thang mạnh mẽ hơn.

>> Hiểm họa khó lường từ chạy đua vũ khí hạt nhân

Mặc dù quân đội Nga đã gây ra những thiệt hại to lớn cho Ukraine, nhưng cho đến nay, ông Putin chưa mở rộng quy mô lực lượng của mình thông qua việc tổng động viên nhập ngũ quy mô lớn hay nhắm mục tiêu vào lưới điện của Ukraine. Ông Putin đã thừa nhận: “Chúng tôi thậm chí vẫn chưa bắt đầu bất cứ điều gì một cách nghiêm túc”. Điều này hàm ý Nga có thể sẽ hành động mạnh mẽ hơn nếu nước này gặp bất lợi trên chiến trường Ukraine, thậm chí là sử dụng vũ khí hạt nhân.

nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya có nguy cơ rò rỉ phóng xa do giao tranh Nga- Ukraine

Ông John J. Mearsheimer cho rằng có ba trường hợp mà ông Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Thứ nhất, nếu Mỹ và các đồng minh NATO tham gia trực tiếp vào chiến sự Nga- Ukraine. Điều này có nguy cơ xảy ra cuộc đối đầu nguy hiểm giữa các cường quốc hạt nhân.

Thứ hai, Ukraine lật ngược tình thế trên chiến trường mà không có sự tham gia trực tiếp của Mỹ và các đồng minh NATO. Không giống như kịch bản đầu tiên, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine.

Thứ ba, chiến sự Nga- Ukraine đi vào bế tắc kéo dài, không có giải pháp ngoại giao và trở nên cực kỳ tốn kém đối với Nga. Với mong muốn chấm dứt xung đột theo những điều kiện có lợi, ông Putin có thể theo đuổi việc leo thang hạt nhân để giành chiến thắng. Việc giành được lợi thế quân sự sẽ là một trong những mục tiêu chiến lược của Nga, nhưng mục tiêu quan trọng hơn sẽ là thay đổi cuộc chơi để tạo ra nỗi sợ hãi ở phương Tây đến mức Mỹ và các đồng minh nhanh chóng kết thúc xung đột.

Ông John J. Mearsheimer cho rằng, mặc dù một trong những kịch bản thảm khốc nói trên về mặt lý thuyết có thể xảy ra, nhưng khả năng xảy ra là rất nhỏ. Bởi điều này có nguy cơ dẫn đến thảm họa hủy diệt hàng loạt, nên các quốc gia có liên quan sẽ phải kiềm chế hành động của mình.

Dù nguy cơ chiến tranh hạt nhân từ chiến sự Nga- Ukraine không lớn, nhưng việc giao tranh gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya do Nga kiểm soát có nguy cơ làm nổ nhà máy này, gây ra bức xạ xung quanh khu vực. Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã từng đưa ra cảnh báo đáng ngại về khả năng đó, rằng: “Đừng quên cũng có các địa điểm hạt nhân ở Liên minh Châu Âu. Và những sự cố hạt nhân cũng có thể xảy ra ở đó”.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine đối mặt mối đe dọa từ phía Bắc

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine đối mặt mối đe dọa từ phía Bắc

    04:00, 19/08/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine “bí” lối thoát

    Chiến sự Nga- Ukraine “bí” lối thoát

    04:35, 17/08/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine tìm “lỗ hổng” để phản công Nga

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine tìm “lỗ hổng” để phản công Nga

    04:10, 17/08/2022

  • Crimea lại phát nổ, chiến sự Nga- Ukraine căng thẳng hơn

    Crimea lại phát nổ, chiến sự Nga- Ukraine căng thẳng hơn

    03:11, 17/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga- Ukraine: Tiềm ẩn mối đe dọa hạt nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO