Chiến sự Nga- Ukraine: "Hé lộ" quyết tâm của Mỹ và phương Tây
Việc Mỹ, Pháp và Anh ra tuyên bố chung về Ukraine cho thấy quyết tâm tiếp tục ủng hộ nước này bằng viện trợ an ninh, kinh tế và nhân đạo.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Sắp xảy ra giao tranh lớn tại Kherson
Tuyên bố chung từ Bộ ngoại giao Mỹ cho biết Bộ Trưởng quốc phòng ba nước (Mỹ, Pháp và Anh) cũng đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu để bác bỏ các cáo buộc của Nga rằng Kiev đang chuẩn bị sử dụng bom bẩn trên lãnh thổ của mình để leo thang chiến sự Nga- Ukraine.
Có thể thấy, các quốc gia phương Tây đã nỗ lực viện trợ Ukraine trên nhiều lĩnh vực. Giờ đây, khi Nga đã sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài và tiếp tục leo thang bằng cách nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự và năng lượng Ukraine, sáp nhập các khu vực thuộc Ukraine, Mỹ và phương Tây cũng đang tăng cường các gói viện trợ của mình.
Việc Mỹ, Pháp và Anh đưa ra tuyên bố chung đã xóa bỏ sự do dự và nghi ngờ về việc liệu các nước phương Tây có thể duy trì sự viện trợ trong bối cảnh mùa đông thiếu năng lượng Nga và lạm phát tăng cao hay không. Đặc biệt, điều này cũng làm mờ nhạt những quan điểm cho rằng Ukraine nên “nhượng bộ” để chấm dứt giao tranh với Nga.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Đòn đánh quyết định tại Kherson
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng nhấn mạnh, Ukraine có cơ hội đạt thỏa thuận hòa bình với Nga theo thời điểm, và cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ khi Kiev đưa ra lựa chọn.
"Buộc Ukraine duy trì trạng thái trung lập đồng nghĩa chấp nhận trật tự thế giới, trong đó chân lý thuộc về kẻ mạnh, và tôi không đồng tình với điều đó", Tổng thống Pháp cho hay.
Theo nhận định của ông Mikko Hautala, Đại sứ của Phần Lan tại Hoa Kỳ trên Seattle Times, có rất nhiều lý do để Mỹ và phương Tây kiên trì với việc cung cấp viện trợ cho Ukraine. Trong đó, những gì đang xảy ra ở Ukraine sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trên toàn cầu. Nếu phương Tây lùi bước trước hành động xâm lược bất hợp pháp, gần như chắc chắn rằng sẽ có nhiều cuộc chiến tương tự sẽ xảy ra trong tương lai và làm suy yếu hơn nữa trật tự dựa trên luật lệ quốc tế.
"Những cuộc chiến tương tự như vậy sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh của nhiều khu vực trên toàn thế giới, cũng như của chính Mỹ và các nước đồng minh", Đại sứ Hautala nói.
Mặt khác, châu Âu cũng đang tăng cường năng lực ứng phó của mình trong cuộc khủng hoảng này và xây dựng khả năng quân sự mới để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng trong tương lai. Liên minh châu Âu đã và đang tiếp tục hỗ trợ Ukraine bằng các nguồn lực của mình. Ngay cả những quốc gia như Thụy Điển và Đức đã phá vỡ truyền thống của họ và chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Hầu hết các nước NATO ở châu Âu đang tăng ngân sách quốc phòng và củng cố nền tảng quốc phòng của họ.
Mặc dù thành công của quân đội Ukraine những tuần gần đây đang giúp những quốc gia phương Tây giữ vững tinh thần, tuy nhiên, Nga có khả năng sẽ vượt qua sự hỗn loạn và thay đổi cục diện chiến sự một lần nữa. Do đó, tốc độ viện trợ cho Ukraine cần phải nhanh hơn khả năng huy động của Nga.
Hiện nay, giới quan sát cho rằng Ukraine vẫn có thể mang lại những thành công ngoạn mục trên chiến trường, nhưng vẫn còn một chặng đường dài từ thời điểm hiện tại đến khi kết thúc chiến sự Nga- Ukraine, và điều quan trọng đối với phương Tây là thể hiện khả năng chịu đựng và quyết tâm. Bởi Nga chắc chắn sẽ tìm ra những phương pháp mới để kiểm tra quyết tâm đó. Do đó, các chính trị gia và công dân phương Tây nên sẵn sàng ứng phó với Nga.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Đòn đánh quyết định tại Kherson
04:00, 24/10/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Sắp xảy ra giao tranh lớn tại Kherson
04:00, 22/10/2022
NATO tính chiến lược mùa đông cho Ukraine
05:00, 21/10/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ukraine "ác mộng" với UAV cảm tử
03:00, 21/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và cuộc chiến ngầm về kinh tế
05:00, 20/10/2022