Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật tấn công Ukraine
Phân phối điện đã trở thành một thực tế nghiệt ngã mới của Ukraine, khi Nga cố gắng phá hủy năng lực kinh tế để buộc Kiev phải ngồi vào bàn đàm phán.
>>Nga "tung đòn" phá hủy hạ tầng năng lượng Ukraine
Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk đã kêu gọi người dân Ukraine đang tị nạn ở các quốc gia khác không trở về vào mùa đông năm nay. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị tổn thất nặng nề, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
"Tất cả chúng ta đều muốn vượt qua mùa đông sắp tới. Người dân Ukraine trở về ngay bây giờ là một sự mạo hiểm, với tính mạng của gia đình và người thân của các bạn. Hãy kiên nhẫn chờ tới mùa xuân năm sau", bà Vereshchuk nói.
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Nga đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine với hàng loạt cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái trong những tuần gần đây. Điều này đã làm 30% nhà máy điện của nước này đã bị phá hủy.
Bộ trưởng Năng lượng của Ukraine đã cảnh báo rằng quốc gia này có thể cần nhập khẩu điện để tồn tại qua mùa đông sắp tới. Trước chiến sự Nga-Ukraine, Ukraine đã xuất khẩu điện sang thị trường EU.
Có thể thấy, việc quân đội Nga không đạt được những tiến triển tích cực trên chiến trường, đặc biệt là trong những tháng gần đây, đã buộc Tổng thống Vladimir Putin và các tướng lĩnh của ông phải thay đổi chiến thuật. Khi các lực lượng Ukraine tiếp tục tiến công để tái chiếm thành phố Kherson, chiến dịch quân sự của Nga đã chuyển sang tấn công sang các hạ tầng năng lượng và dân sự.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Bên nào chiếm lợi thế tại Kherson?
Các đợt tấn công của Nga được tiến hành một cách có tính toán và gây thiệt hại nghiêm trọng tới mức quan chức phương Tây và Ukraine cho rằng chúng được chỉ đạo bởi các chuyên gia điện lực, những người biết chính xác mục tiêu nào sẽ gây tổn thất lớn nhất cho lưới điện và khoét sâu thêm nỗi đau năng lượng của Kiev để thuyết phục người dân rằng cái giá phải trả của việc tiếp tục chiến đấu là quá cao.
Trong những tháng đầu của cuộc chiến, các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã phá hủy nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ukraine và nhiều cơ sở lưu trữ nhiên liệu của nước này. Mục đích là để ngăn quân đội Ukraine di chuyển các phương tiện của họ.
Bất chấp sự gián đoạn ban đầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt dầu diesel và xăng ở Kiev và các thành phố lớn khác, Ukraine đã tìm thấy nguồn cung thay thế từ một số quốc gia EU mà cho đến nay vẫn giữ vững.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, UAV Nga đang sử dụng đã nhắm nhiều hơn vào các trạm truyền tải điện quan trọng, có nhiệm vụ giữ cho lưới điện hoạt động và cung cấp năng lượng cho các dịch vụ trọng yếu của Ukraine.
Theo chuyên gia phân tích toàn cầu Michael Bociurkiw, đây là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Putin trong việc sử dụng khí đốt làm vũ khí để thuyết phục các đồng minh châu Âu ngưng viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, trước mắt, các nước EU, đặc biệt là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu nhập khẩu 55% khí đốt từ Nga hiện có đủ lượng khí đốt dự trữ từ các nguồn khác để có thể sử dụng xuyên suốt mùa đông mà không bị gián đoạn lớn.
Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo phương Tây đang phải xem xét những gì họ có thể làm để ngăn chặn Nga nhắm mục tiêu vào dân thường Ukraine và tạo ra một hoạt động nhân đạo thảm họa.
Đối với các nước châu Âu, có một mối lo ngại thực sự rằng sự tàn phá cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine có thể khiến nền kinh tế suy sụp và làm tăng đáng kể dòng người tị nạn hướng về phía Tây. Dữ liệu của Schengen Visa, ước tính có khoảng 8 triệu người Ukraine đã chạy sang các nước EU để thoát khỏi chiến tranh.
Ông Jakub Janovsky, nhà phân tích quân sự từ Oryx, nhóm phân tích độc lập cho rằng, để tránh Nga tăng cường các cuộc tấn công trong tương lai, các nước NATO phải cung cấp thêm vũ khí để củng cố khả năng phòng không của Ukraine cũng như cung cấp các nguồn lực để giúp các kỹ sư Ukraine sửa chữa những phần hư hỏng của các nhà máy điện.
Với việc Nga tập trung vào việc phá hủy lĩnh vực năng lượng, nhu cầu hỗ trợ tài chính của Ukraine từ các nước phương Tây có thể tăng lên đáng kể. Đây là bài kiểm tra thực sự về cam kết của phương Tây đối với Ukraine sắp đến.
"Để Ukraine trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến này sẽ đòi hỏi các chính phủ phương Tây phải cung cấp cho đất nước này các nguồn lực quân sự và tài chính mà họ cần để tiếp tục chiến đấu', chuyên gia này nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Bên nào chiếm lợi thế tại Kherson?
04:00, 27/10/2022
Cáo buộc Ukraine sử dụng "bom bẩn", Nga đang toan tính gì?
15:44, 25/10/2022
Kherson sẽ quyết định cục diện chiến sự Nga - Ukraine
05:00, 25/10/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Khó có nhượng bộ từ hai bên
04:30, 25/10/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: "Hé lộ" quyết tâm của Mỹ và phương Tây
16:03, 24/10/2022