Nhiều chuyên gia nhận định chiến sự Nga- Ukraine có thể sẽ tiếp tục kéo dài, mà không có sự nhượng bộ từ hai bên.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Đòn đánh quyết định tại Kherson
Từ đầu tháng 10/2022, đối mặt với những mất mát lớn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra chiến lược quân sự mà Nga cần lợi thế quyết định: Tấn công bằng không quân. Ông đã ra lệnh thực hiện một loạt cuộc tấn công tên lửa nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine. Trong các giai đoạn trước của chiến sự Nga- Ukraine, ưu thế trên không của Nga hầu như không làm thay đổi tình hình trên mặt đất, thậm chí củng cố quyết tâm của Ukraine.
Kết quả nghịch lý của các chiến dịch ném bom của Nga cho thấy một cái nhìn sâu sắc về sức mạnh không quân trong chiến tranh đương đại. Trong nhiều thập kỷ, ném bom các khu vực dân sự là một trong những chiến lược phổ biến nhất mà các quốc gia đã sử dụng để làm suy yếu tinh thần của người dân và khiến chính phủ đầu hàng. Trong chiến sự Nga - Ukraine có thể cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc sử dụng không quân chống lại các mục tiêu dân sự gần như luôn thất bại.
Ngay cả trước khi có các loại vũ khí hiện đại từ Mỹ và phương Tây, các lực lượng Ukraine đã được củng cố rất nhiều bởi quyết tâm chiến đấu. Kể từ đó, các lực lượng Ukraine đã gia tăng sức mạnh trong cả việc phòng thủ và tấn công. Chiến thắng của Ukraine đạt được không phải bằng sức mạnh không quân mà bằng vũ khí mặt đất, chẳng hạn như hệ thống tên lửa HIMARS được viện trợ bởi Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đang làm dịu lập trường cứng rắn của mình về cuộc chiến ở Ukraine khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga tổ chức các cuộc đàm phán hiếm hoi với người đồng cấp Hoa Kỳ sau một loạt thất bại trên chiến trường ở Ukraine.
Ông Robert A. Pape, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho biết lịch sử cho thấy khi một đối thủ không thể đạt được các mục tiêu lãnh thổ cụ thể, thì có khả năng sẽ tìm cách nhượng bộ, hoặc hòa đàm, thay vì chịu thêm những tổn thất vô nghĩa. Bài học này có thể áp dụng cho cả chiến sự Nga- Ukraine ngày nay.
>> NATO tính chiến lược mùa đông cho Ukraine
Nhiều người đang kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh thuyết phục Ukraine chấp nhận một thỏa thuận ở phía Đông. Tuy nhiên, ông Robert A. Pape cho rằng, thỏa thuận này khó được Ukraine chấp thuận vì hai lý do.
Thứ nhất, lực lượng của Ukraine có động lực và có mọi lý do để mong đợi chiến thắng, nhất là khi Mỹ và phương Tây vẫn đang viện trợ tích cực cho Ukraine.
Thứ hai, Nga có thể chấp nhận một thỏa thuận trong thời gian tới nhưng có thể dễ dàng vi phạm trong vài tháng hoặc vài năm tới. Tóm lại, bất kỳ thỏa thuận nào ở miền Đông Ukraine đều khó có thể đáng tin cậy trừ khi nó có thể được hỗ trợ bởi các cơ chế cụ thể nào đó. Các cơ chế này sẽ cần bao gồm các thỏa thuận tôn trọng biên giới quốc tế với sự hiện diện của bên thứ ba giám sát.
“Mọi thỏa thuận hòa đàm, hoặc nhượng bộ nào giữa Nga và Ukraine đòi hỏi phải thiết lập một biên giới quân sự cứng, để đảm bảo Nga sẽ không thực hiện các cuộc xâm lược tiềm tàng ở Ukraine và các khu vực khác của Đông Âu trong tương lai. Giống như trong Chiến tranh Lạnh, một ranh giới kiên cố như vậy sẽ phục vụ mục đích quan trọng là ngăn cản những bước tiến theo cả hai hướng. Nó cũng sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công thông thường nào của cả hai bên, bằng cách phủ nhận cả Nga và phương Tây về viễn cảnh xâm phạm lãnh thổ nhanh chóng”, ông Robert A. Pape nhấn mạnh.
Tổng thống Ukraine Zelensky từng nhấn mạnh rằng tất cả những gì Ukraine cần là vũ khí, và nếu các nhà lãnh đạo phương Tây có cơ hội, hãy buộc ông Putin ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, Ukraine chỉ chấp nhận điều đó trước khi Nga thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine. Giờ đây, Ukraine chỉ cần vũ khí để đối phó quân đội Nga.
Nhưng thời điểm này rất quan trọng đối với Ukraine, khi mùa đông đang đến gần và vấn đề năng lượng sẽ là một thách thức đối với người Ukraine trong cuộc sống thực tế, cũng như trong nền kinh tế, do chính phủ và các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường do mất điện. Do đó, Ukraine sẽ không thể tự mình chống chọi được trong mùa đông khó khăn này, nhưng quốc gia này cũng mong các đối tác nhận ra rằng không thể đàm phán với Nga sau những gì đã và vẫn xảy ra.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết rằng Washington sẽ xem xét mọi biện pháp để thúc đẩy ngoại giao với Nga, nhưng hiện tại nước này không có dấu hiệu sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán thực sự để kết thúc chiến sự.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: "Hé lộ" quyết tâm của Mỹ và phương Tây
16:03, 24/10/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Sắp xảy ra giao tranh lớn tại Kherson
04:00, 22/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: 3 kịch bản rõ ràng nhất
05:00, 19/10/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Con đường tới chiến thắng của Ukraine
04:00, 19/10/2022
Nga "tung đòn" phá hủy hạ tầng năng lượng Ukraine
03:00, 19/10/2022