Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sẽ bồi thường cho Ukraine?
Ukraine và phương Tây đang tăng cường phối hợp sử dụng các đòn đánh chính trị nhằm vào Nga song song với đà thuận lợi trên chiến trường.
>>Chiến sự Nga - Ukraine và hàm ý ở Kherson
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa tiến hành bỏ phiếu trưng cầu thông qua Nghị quyết buộc Nga bồi thường thiệt hại gây ra tại Ukraine. Theo đó, 94/193 quốc gia bỏ phiếu thuận, 14 quốc gia bỏ phiếu trống và 73 quốc gia bỏ phiếu trắng.
Ukraine, Canada, Hà Lan và Guatemala đề xuất Nga “phải chịu hậu quả pháp lý của tất cả các hành vi quốc tế sai trái của mình”, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại đã gây ra vì đã tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Ngân hàng Thế giới cho rằng, đến hết tháng 9 Ukraine thiệt hại 97 tỷ USD do “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga; Kiev cần tới khối tiền 350 tỷ USD, tương đương 1,6 lần GDP để khôi phục đất nước, trong đó thiệt hại trực tiếp là 252 tỷ USD lên các hoạt động kinh tế.
So với những lần bỏ phiếu chống lại Nga đã diễn ra, lần này nội bộ Đại hội đồng LHQ có sự phân hóa mạnh hơn, số lượng thành viên “không bày tỏ quan điểm” và “không ủng hộ” tăng cao.
Vì thế, các tổ chức đa phương cũng không hoàn toàn “dĩ hòa vi quý” để các bên có thể bình tĩnh giải quyết xung đột bằng con đường đàm phán. Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã lên tiếng về nghị quyết, gọi đây là một tài liệu “không quan trọng về mặt pháp lý”.
Trên thực tế, để hiện thực hóa ý chí chính trị của Đại hội đồng LHQ trong việc buộc Nga bồi thường cho thiệt hại do chiến tranh ở Ukraine là điều viễn vông. Bởi hầu như không có chế tài bắt buộc nào ngoài lệnh trừng phạt khiến Nga ngày càng bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng động thái bỏ phiếu nói trên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có thể nhắm đến mục tiêu khác, đó là dùng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối thuộc sở hữu của Moscow đang bị phong tỏa tại các nhà băng khắp châu Âu để bồi thường thiệt hại cho Ukraine.
Đến nay, Phương Tây vẫn trung thành với phương sách gây sức ép tối đa với Nga và đã có kết quả, ví dụ Moscow buộc quay trở lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống Putin dọa rút khỏi.
Bất chấp việc Kremlin cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân, các thành viên NATO vẫn không ngừng bơm vũ khí với liều lượng và mức độ ngày càng tăng, giúp Ukraine từng bước giành lợi thế trên chiến trường.
Sau khi quân Nga rút khỏi vùng Đông Bắc, điều tương tự đã xảy ra ở Kherson - thành phố chiến lược ở miền Nam Ukraine. Đây được xem là bước lùi ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch của Tổng thống Putin.
Sau khi tiếp quản một phần Kherson, Tổng thống Ukraine Zelensky đã đến thăm vùng đất này - và tiếp tục sử dụng chiêu thức cũ, tố cáo Nga vi phạm nhân quyền, sát hại thường dân. Khoảng 400 tội ác chiến tranh được cho là do lực lượng Nga thực hiện trong 8 tháng chiếm đóng khu vực, đang bị điều tra.
Điều tương tự như trên từng xảy ra tại Khakov, Bucha. Các tổ chức quốc tế thân phương Tây liền đứng về phía Kiev. Tất cả những hoạt động này đều dẫn đến một điểm chung: củng cố thêm lý do tăng cường bao vây, cô lập Nga.
Xét về lý thuyết, nước Nga bị phương Tây tước bỏ hầu hết quyền lợi với tư cách là thành viên của các tổ chức đa phương; phác họa và truyền bá hình ảnh một thể chế đi ngược lại xu thế chung.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của Mỹ và phương Tây
15:29, 03/11/2022
Nga khai hỏa “bom dầu”, phương Tây “nóng” giữa mùa đông
04:30, 03/11/2022
Thử tên lửa đạn đạo, Triều Tiên gửi thông điệp gì tới Mỹ và phương Tây?
15:42, 02/11/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: "Hé lộ" quyết tâm của Mỹ và phương Tây
16:03, 24/10/2022
Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine
04:30, 20/09/2022
Ukraine thắng lớn, Mỹ và phương Tây sẽ gia tăng viện trợ
04:00, 15/09/2022
Ukraine tung "chiến lược phương Tây" để phản công Kherson
04:30, 31/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Phương Tây "hụt hơi" viện trợ vũ khí cho Ukraine
04:30, 30/08/2022