Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/12/2022 03:00

Chính sách zero-COVID của Trung Quốc, cộng với chiến sự Nga- Ukraine đặt ra yêu cầu tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trên phạm vi rộng.

>> Phương Tây siết "gọng kìm" dầu Nga, ai hưởng lợi?

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc giữ vai trò đầu tàu kinh tế thế giới. Do đó, chính sách zero-COVID của nước này khiến giới quan sát không khỏi lo ngại về bất ổn kinh tế thế giới.

p/Cảng Thượng Hải đóng cửa suốt nhiều tháng, lúc cao điểm có đến 20% tàu quốc tế phải nằm chờ ngoài khơi do tình trạng tắc nghẽn. (Một tàu container từ Nhật Bản đang neo đậu tại cảng Yangshan, Thượng Hải. Ảnh: AP)

Cảng Thượng Hải đóng cửa suốt nhiều tháng, lúc cao điểm có đến 20% tàu quốc tế phải nằm chờ ngoài khơi do tình trạng tắc nghẽn. (Một tàu container từ Nhật Bản đang neo đậu tại cảng Yangshan, Thượng Hải. Ảnh: AP)

Trung Quốc không còn hấp dẫn

Năm 2020, Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, giúp nước này dẫn dắt kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại trong năm 2021. Tuy nhiên sau đó, Trung Quốc lại đối mặt với thách thức lớn khi biến thể Omicron xuất hiện.
Những lúc cao điểm, Trung Quốc sử dụng “3 gọng kìm” phong tỏa - xét nghiệm - cách ly tại 45 thành phố với hơn 500 triệu người, khiến một không gian kinh tế khoảng 7.200 tỷ USD bị “đóng băng” hoàn toàn, tương đương 40% GDP Trung Quốc.

Mỗi năm, Trung bình sản xuất 30% hàng hóa của thế giới. Khi “cỗ máy” này khựng lại, đã gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều đó đã dẫn tới tình trạng thiếu hàng thành phẩm cũng như nguyên nhiên liệu, linh kiện đối với người bán lẻ và doanh nghiệp sản xuất chế tạo lớn.

Tại Trung Quốc, chưa khi nào chứng kiến làn sóng doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều như 2 năm qua, hơn một nửa trong số đó hạ dự báo doanh thu cho năm 2022; khoảng 80% hoạt động chững lại hoặc thu hẹp quy mô. Ngay cả Airbnb, dịch vụ Internet không hạn chế không gian hoạt động vẫn phải rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Chính sách zero-COVID đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ giấy, thực phẩm, hàng dệt may, đồ chơi… cho tới chip Iphone. Tháng 9/2021, có tới 73 con tàu viễn dương xếp hàng đợi ngoài cảng Los Angeles (Mỹ), ngay cả khi hàng hóa có thể sản xuất cũng không dễ vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Bảy trong số 10 cảng container hàng đầu thế giới nằm tại Trung Quốc, một trong những đầu mối của công xưởng thế giới là cảng container Thượng Hải đóng cửa suốt nhiều tháng, lúc cao điểm có đến 20% tàu quốc tế nằm chờ ngoài khơi do tình trạng tắc nghẽn.

Lạm phát manh nha từ năm 2021 bắt nguồn từ 2 yếu tố, thiếu hụt nguồn cung các linh kiện quan trọng do tắc nghẽn chuỗi cung ứng và giá cước vận tải container cao kỷ lục. Cả hai vấn đề này tiếp diễn đến năm nay. Chiến sự Nga-Ukraine thêm cú “đấm bồi” đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao hơn.

Chưa lúc nào Trung Quốc muốn khẳng định vai trò của mình như bây giờ. Cách thức chống dịch là một trong số như vậy, để cộng đồng quốc tế thấy năng lực xử lý khủng hoảng của họ; đồng thời đây là phép thử mức độ phụ thuộc của phần còn lại với Trung Quốc. Ngoài Mỹ, vẫn còn có Trung Quốc có thể dẫn dắt giải quyết các vấn đề toàn cầu. Có thể nói “zero COVID” là con đường riêng để dẫn đến kết quả riêng.

>> Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

Những vấn đề đặt ra

Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2023 sẽ ra sao còn phụ thuộc vào cách thức chống dịch của nước này, và điều đó một lần nữa khiến thế giới mong chờ. Phần lớn các chuyên gia đều chung nhận định Trung Quốc sẽ không hoàn toàn mở cửa trở lại trước tháng 3 năm tới - thời điểm nước này hoàn tất cuộc điều chỉnh nhân sự sau Đại hội Đảng 20.

Ngân hàng Goldman Sachs nhận định có 60% khả năng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào quý 2/2023 và 30% khả năng mở cửa trở lại sớm hơn. Sự quan tâm đến chính sách Trung Quốc cũng bao hàm quyết tâm thoát khỏi phụ thuộc Trung Quốc, dù điều này không hề dễ dàng trong tương lai gần.

Đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn đang diễn biến phức tạp.

Thật ra, làn sóng rời khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ cách đây 5 năm, khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi thương chiến, kêu gọi doanh nghiệp Mỹ hồi hương. Động thái này của ông Trump cộng chính sách zero-COVID và chiến sự Nga-Ukraine đặt ra yêu cầu tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ nhất, một số quốc gia có lợi thế cạnh tranh về lao động, nhân khẩu học, nền tảng chính sách tốt sẽ hưởng lợi, đón đầu doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng liên hệ với 1.000 công ty lớn để tiếp thị các hỗ trợ hấp dẫn. Vấn đề của Việt Nam là làm sao xây dựng được năng lực hiệu quả để thu hút những chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ hai, khi chuỗi dây cũ đứt rời, các đầu mối của nó bắt đầu tìm kiếm liên kết mới. Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu công bố chiến lược cung ứng công nghệ cao “không Trung Quốc”. Mỹ không dấu diếm ý định thắt chặt quan hệ kinh tế với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Vấn đề ở đây là cách thức lựa chọn để không vuột mất cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới. Việt Nam đứng trước cơ hội như vậy. Các công ty toàn cầu, như Apple, HP, Microsoft, Cisco, Dell,… chưa thể từ bỏ Trung Quốc, họ sử dụng “Trung Quốc +1”. Theo đó, Trung Quốc vẫn là cơ sở sản xuất chủ đạo và bổ sung thêm công suất tại một số quốc gia tại Nam Á và Đông Nam Á.

Thứ ba, thị trường Trung Quốc trở nên “khó tính” hơn, đặt ra áp lực với các nền kinh tế xuất khẩu, đó là vấn đề tìm kiếm thị trường mới; thay đổi phương thức sản xuất; nâng chuẩn chất lượng sản phẩm để có vị trí ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Australia.
Việt Nam đang dần giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đồng thời tăng dần kim ngạch thương mại song phương với Mỹ và Châu Âu. Việc ký kết EVFTA đã góp phần thực chất hóa các mối quan hệ song phương.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cơn gió ngược” với kinh tế Trung Quốc

    “Cơn gió ngược” với kinh tế Trung Quốc

    04:00, 01/12/2022

  • Trung Quốc khó bỏ ngay chiến lược zero- COVID

    Trung Quốc khó bỏ ngay chiến lược zero- COVID

    04:00, 24/11/2022

  • Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

    Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

    04:19, 03/12/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine

    03:45, 03/12/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ xoay chuyển

    Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ xoay chuyển "thế cờ"?

    04:00, 02/12/2022

  • Bi quan về chiến sự Nga- Ukraine trong lòng nước Nga

    Bi quan về chiến sự Nga- Ukraine trong lòng nước Nga

    04:30, 01/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Giao tranh khốc liệt tại Bakhmut

    Chiến sự Nga- Ukraine: Giao tranh khốc liệt tại Bakhmut

    15:36, 29/11/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ