“Cơn gió ngược” với kinh tế Trung Quốc

NHI NGUYỄN 01/12/2022 04:00

Nhiều chuyên gia nhận định, trong những năm tới, kinh tế Trung Quốc khó đạt được tăng trưởng thần tốc như những năm qua.

trong năm 2022–2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng dưới 4%.

Trong năm 2022–2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng dưới 4%.

>> Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động tới Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là đang gặp rủi ro. Từ năm 1980 đến năm 2020, kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 9%. Tuy nhiên, trong năm 2022–2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng dưới 4%. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc duy trì ở mức dương, nhưng suy giảm nghiêm trọng so với quỹ đạo trước đó - điều này tương đương với một cuộc suy thoái.

Sự suy giảm mạnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó chiến lược zero- COVID-19 là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, có thể kể đến lĩnh vực bất động sản được mở rộng quá mức, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tác động của chiến sự Nga - Ukraine…

Khi các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc giảm, nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ phục hồi trở lại. Tuy nhiên, ông Stephen Roach, thành viên cấp cao của Đại học Yale và từng là nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang cho rằng, kết quả của Đại hội Đảng lần thứ 20 sẽ khiến kinh tế Trung Quốc khó có sự bứt phá mạnh trở lại. Bởi vì, trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, ông Tập Cận Bình có kế hoạch tập trung ít hơn vào tăng trưởng kinh tế, mà sẽ tập trung nhiều hơn vào an ninh quốc gia.

Như ông Tập Cận Bình đã cảnh báo trước Đại hội đảng, Trung Quốc phải đối mặt với “sự phức tạp, nghiêm trọng và khó khăn chưa từng có khi vượt qua vùng biển đầy bão tố nguy hiểm”. Đối với ông Tập, đó không phải là về kinh tế mà là về sự kiểm soát trong nước và những thách thức địa chính trị.

Tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia bao gồm hai yếu tố: tăng trưởng lực lượng lao động và tăng trưởng năng suất của lực lượng lao động. Lực lượng lao động mở rộng và ngày càng tăng năng suất là mấu chốt của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Trong 40 năm qua, điều này như “kim chỉ nam” đối với Trung Quốc, nơi sự bùng nổ nhân khẩu học của giới trẻ đã tạo ra sự gia tăng nhanh chóng dân số trong độ tuổi lao động, cộng thêm sự di dời ồ ạt của công nhân đến các vùng có năng suất cao hơn ở các thành phố. Sự thay đổi đó là cơ sở cho sự tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế. Tuy nhiên ngày nay, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đang giảm dần và số người lớn tuổi đang tăng lên nhanh chóng. Đó là kết quả của chính sách một con của nước này.

“Với dân số trong độ tuổi lao động đang suy giảm mạnh, năng suất lao động phải tăng tốc để giữ cho nền kinh tế có một quỹ đạo tăng trưởng vững chắc. Tuy nhiên, với Trung Quốc, điều đó khó có thể xảy ra. Những dấu hiệu ban đầu của vấn đề đã bộc lộ rõ ràng: sau khi tăng trung bình 1,1%/năm từ năm 1982 đến 2010, năng suất lao động của Trung Quốc đã giảm trung bình hàng năm là 0,6% từ năm 2011 đến năm 2019. Điều này phần lớn do Trung Quốc chuyển đầu tư và việc làm ra khỏi khu vực tư nhân vốn có năng suất cao vào các doanh nghiệp nhà nước”, ông Stephen Roach nhấn mạnh.

Theo ông Stephen Roach, Chính phủ Trung Quốc đã từ bỏ sự phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến để khuyến khích mở rộng công nghệ cao trong nước. Các sáng kiến chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã hỗ trợ những nỗ lực này bằng các khoản trợ cấp lớn của nhà nước. Nhưng khi nói đến phát triển công nghệ cao, động cơ của Trung Quốc liên quan nhiều hơn đến an ninh. Hơn nữa, những đổi mới mà Trung Quốc hướng tới là việc phát triển các khả năng quân sự.

Bắc Kinh đã đưa ra các chính sách siết chặt đối với một số ngành công nghệ số, khiến việc đổi mới sáng tạo có phần bị thui chột. Trong khi Mỹ đã và đang tìm cách cản trở Trung Quốc trở thành một siêu cường công nghệ. Các hành động do chính quyền Biden thực hiện vào đầu tháng 10, trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20, đã áp đặt các lệnh trừng phạt xuất khẩu hà khắc đối với việc Trung Quốc mua các sản phẩm bán dẫn và điện toán tiên tiến do Mỹ sản xuất, với mục đích bóp nghẹt những nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

>> Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): Nguy cơ khủng hoảng nợ

Đối với Trung Quốc, những hạn chế như vậy đặt ra một mối đe dọa lớn. Bất chấp hàng trăm tỷ USD vốn của Trung Quốc đã đổ vào sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, khoảng cách về công nghệ chip giữa Washington và Bắc Kinh vẫn tiếp tục gia tăng, cả về thiết kế và sản xuất. Dù Đại hội đảng 20 của Trung Quốc đã làm rõ quyết tâm của Trung Quốc trong việc thu hẹp khoảng cách này, nhưng các hành động gần đây của chính quyền Biden khiến thành công khó xảy ra.

Đại hội đảng 20 của Trung Quốc cũng gióng lên hồi chuông “báo tử” đối với hoạt động kinh doanh kỹ thuật số của Trung Quốc. Trong một loạt các hành động pháp lý vào mùa hè năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với một số ngành công nghiệp trực tuyến phổ biến của Trung Quốc, bao gồm trò chơi, video và âm nhạc, đồng thời đóng cửa lĩnh vực dạy kèm tư nhân. Hành động này đã đè bẹp nhiều nền tảng Internet, bao gồm Alibaba, Baidu, JD.com, Meituan và Tencent. 

Ông Stephen Roach  cho biết, lịch sử cũng cho thấy rằng có một sự căng thẳng nguy hiểm tiềm tàng giữa tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia. Trong nghiên cứu quan trọng của mình về sự trỗi dậy và sụp đổ của các cường quốc, nhà sử học Paul Kennedy đã nhấn mạnh những rủi ro của các cường quốc mở rộng lực lượng quân sự vượt quá khả năng mà nền kinh tế của họ có thể hỗ trợ. Một ví dụ kinh điển là vào giữa thế kỷ 19, Vương quốc Anh thiếu sự hỗ trợ của nền kinh tế trong nước vốn cần thiết để hỗ trợ một đế chế xa xôi và lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.

“Trọng tâm an ninh của Đại hội đảng 20 cho thấy Trung Quốc có thể đang đi trên con đường nguy hiểm tương tự, cố gắng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu trước khi quan tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trước Đại hội 20, đã có sự đồng thuận rộng rãi trong giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc rằng việc tái cân bằng kinh tế là cần thiết. Các bên nhất trí rằng cần có sự chuyển đổi cơ cấu từ xuất khẩu sang tiêu dùng, từ sản xuất sang dịch vụ và từ tiết kiệm thặng dư sang đầu tư vào mạng lưới an sinh xã hội. Đó được cho là một lập luận thuyết phục, nhưng không bao giờ mang lại kết quả”, ông Stephen Roach nhận định. 

Có thể bạn quan tâm

  • Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): Đến lúc thay đổi mô hình tăng trưởng?

    Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): Đến lúc thay đổi mô hình tăng trưởng?

    06:05, 14/10/2022

  • Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh

    Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh

    16:30, 16/08/2022

  • Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đè nặng lên giá hàng hoá toàn cầu

    Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đè nặng lên giá hàng hoá toàn cầu

    05:00, 04/08/2022

  • Alibaba và những biểu hiện đặc sắc kinh tế Trung Quốc

    Alibaba và những biểu hiện đặc sắc kinh tế Trung Quốc

    06:10, 17/06/2022

  • Kinh tế Trung Quốc

    Kinh tế Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến lược zero- Covid

    04:27, 17/05/2022

  • Kinh tế Trung Quốc “ngấm đòn”

    Kinh tế Trung Quốc “ngấm đòn”

    01:00, 03/04/2022

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ VII): Bất ổn kinh tế Trung Quốc

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ VII): Bất ổn kinh tế Trung Quốc

    03:31, 04/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cơn gió ngược” với kinh tế Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO