Alibaba và những biểu hiện đặc sắc kinh tế Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng các BigTech, như Alibaba... không giúp nền kinh tế thay đổi về “chất”. Việc "trảm" các BigTech sẽ góp phần tạo ra Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Lớp tỷ phú như Jack Ma đã hết thời?

Lớp tỷ phú như Jack Ma đã hết thời?

>> Vì sao Trung Quốc lo sợ Tencent và Alibaba?

Cách đây 2 năm, CEO đình đám Jack Ma của Alibaba nghỉ hưu, ông để lại một phát biểu đầy ẩn ý: “đổi mới không phải là không sợ các quy định mà là sợ hãi những quy tắc lỗi thời”.

Một lần nữa, vị tỷ phú 57 tuổi vẫn giữ thái độ bất mãn với cung cách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc. Nói cách khác, Jack Ma đã tiên đoán chính xác những gì mà các tập đoàn tư nhân khổng lồ Trung Quốc đang gặp phải.

Lần đầu tiên kể từ năm 2015, kết quả kinh doanh của Alibaba đi xuống, lỗ 2,5 tỷ USD trong quý I/2022. Thậm chí, một báo cáo trực tuyến còn tiết lộ gã khổng lồ thương mại điện tử này đang có kế hoạch sa thải 80.000 nhân viên, tương đương 30% lao động của hãng.

Trung Quốc gần đây “phong sát” hàng loạt doanh nghiệp và nhiều nhân vật có ảnh hưởng đến công chúng. Động thái được cho là củng cố quyền lực cho Đảng cộng sản Trung Quốc, tất cả vì mục tiêu hướng đến nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình.

Trăn trở của Jack Ma là có lý do. Sự can thiệp, kiểm soát quá đà của quyền lực nhà nước vào thị trường đa phần không mở ra con đường rộng rãi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Nền kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ nhờ động lực từ khu vực tư nhân sau khi ông Đặng Tiểu Bình chủ trương “cho một số người giàu lên trước”. Đây là chính sách giúp Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế - vốn trước đó bị kìm hãm bởi khuynh hướng kiểm soát chặt chẽ từ ông Mao Trạch Đông.

Kết quả của quá trình bùng nổ kinh tế tạo ra những Alibaba, Tencent, Huawei, Ant, Evergrande, Didi.com, Baidu, Weibo,…Thế hệ tỷ phú khởi nghiệp từ những năm 90 như Jack Ma, Hứa Gia Ấn, Eric Jing, Ma Huateng mới thực sự là những ông chủ nền kinh tế.

Trung Quốc cố gắng kiểm soát quyền lực

Trung Quốc cố gắng kiểm soát quyền lực Nhà nước đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là các BigTech.

Khuynh hướng tư bản bắt đầu xuất hiện, đầu tiên là tích tụ tài sản, tư hữu hóa tư liệu sản xuất vào tay thiểu số. Điều này vi phạm trầm trọng nguyên tắc công hữu hóa tư liệu sản xuất, dẹp bỏ chế độ bóc lột của lý thuyết Marx, Lenin, Engels.

Luật pháp chưa hoàn thiện, cơ chế thị trường và cơ chế bao cấp chưa phân định rõ ràng là cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực khi rất nhiều nhân vật thuộc “phe” chính trị cấu kết với “ông trùm” kinh tế làm lủng đoạn, đe dọa quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Từ năm 2015, ông Tập đẩy mạnh chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Những nhân vật cộm cán như: Lại Tiểu Dân, gia đình nhà Bạc Hy Lai; Trương Thiếu Xuân, Chu Vĩnh Khang, Trương Kỳ, Lưu Chí Canh, Từ Tài Hậu,… lần lượt xộ khám lộ ra khối tài sản “siêu khủng” không thua gì “siêu tham quan” Hòa Thân đời nhà Thanh.

Mẫu số chung của tham nhũng tại Trung Quốc là mối quan hệ mờ ám giữa doanh nghiệp và quan chức, dựa vào thể chế để vơ vét của cải, thao túng thị trường, bẻ cong luật pháp, nhúng tay vào những quyết định chính trị quan trọng. 

Nghị quyết lịch sử lần thứ 3 của Ban chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc đề cao nhân tố chính trị, cấp bách củng cố và tập trung quyền lực, thay đổi phương thức điều hành nền kinh tế - xã hội.

Thông cáo Nghị quyết nêu rõ: “Xác lập đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân của Trung ương Đảng, hạt nhân của toàn đảng, xác lập vị trí chỉ đạo của tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”.

Xác định vai trò trung tâm của ông Tập Cận Bình

Xác định vai trò trung tâm của ông Tập Cận Bình

Nói một cách dễ hiểu nhất, “đập” BigTech, “đả” người giàu nhằm mục đích chia lại của cải, xác lập phương thức phân phối mới mà theo quan điểm của Bắc Kinh là làm công bằng, bình đẳng xã hội - một tiêu chí tối quan trọng của nhà nước XHCN.

Riêng Alibaba và BigTech nói chung, chúng quá lớn để có thể làm an tâm giới tinh hoa chính trị Trung Quốc. Những doanh nghiệp này sở hữu kho dữ liệu khổng lồ, điều khiển thị hiếu, sở thích, xu hướng tiêu dùng của người dân. Trong thiết chế chính trị mà quyền lực tập trung tối đa vào tay một nhóm người thì hiện tượng này là bất bình thường!

Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc đã thay đổi, họ cho rằng, các công ty Internet không tạo ra giá trị đích thực, không giúp nền kinh tế thay đổi về “chất” để đáp ứng đòi hỏi của xu hướng mới; cạnh tranh với Mỹ và phương Tây.

Trong khi BigTech bị “trảm” thì lĩnh vực kinh tế “xanh”, năng lượng “sạch” được ưu ái tối đa. Một trong số đó là bùng bổ xe chạy điện - hệ sinh thái kinh tế mà Trung Quốc xác định phải đi trước nhân loại để nắm quyền sinh sát trong tương lai không xa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Alibaba và những biểu hiện đặc sắc kinh tế Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708096 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708096 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10