Jack Ma, Alibaba và cái giá của sự nổi tiếng?

Diendandoanhnghiep.vn Mưu đồ chính trị? Mối hận thù cá nhân? Hay còn một nguyên nhân cơ bản nào khác dẫn đến vận may tồi tệ của Alibaba trong thời gian qua?

“Mùa đông” lại đến?

Hồi cuối tháng 8, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo một cuộc điều tra chống tham nhũng nhắm vào Zhou Jiangyong, bí thư Hàng Châu, nơi đặt trụ sở chính của Alibaba và công ty con Ant Group. Cú “sụp hố” của Zhou được cho là có nhiều liên quan đến việc các thành viên trong gia đình ông ta lén lút nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của Ant Group.

Zhou Jiangyong, Bí thư Thành ủy Hàng Châu.

Zhou Jiangyong, Bí thư Thành ủy Hàng Châu.

Tin tức này đã giáng một đòn nữa vào vị thế vốn đã bấp bênh của Alibaba. Kể từ khi đợt ra mắt công chúng lần đầu tiên (IPO) trị giá 37 tỷ USD của Ant Group, được dự đoán là IPO lớn nhất thế giới, bị các cơ quan quản lý đột ngột đình chỉ vào tháng 11 năm ngoái.

Trong khi một số nhà quan sát cho rằng tình trạng khó khăn hiện tại của Alibaba là do cú “sảy miệng” của Jack Ma nhằm vào các cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc trước khi IPO. Còn những người khác thì cho rằng, thực tế của Alibaba chỉ là ví dụ về một cuộc đàn áp khu vực tư nhân của Bắc Kinh, vốn đang ngày càng khẳng định quyền kiểm soát đối với nền kinh tế.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia đã liên kết bộ phim của Alibaba với một điểm nóng khác: Căng thẳng giữa Alibaba và cơ quan quản lý tiền tệ của Trung Quốc nằm ở bản chất của một hệ thống thanh toán di động do tư nhân vận hành. Và khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phát hành đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của họ thì sự mâu thuẫn đã ở đỉnh điểm.

Nguồn cơn từ Ant Group?

Vào đầu những năm 2010, Alipay là một bộ xử lý thanh toán mà Alibaba tạo ra để tạo thuận lợi cho các giao dịch mua sắm trực tuyến, đã phát triển thành nền tảng thanh toán di động lớn nhất trên thế giới, nhờ vào việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh ở Trung Quốc.

Alipay là một bộ xử lý thanh toán cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc.

Alipay là một bộ xử lý thanh toán cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc.

Alipay hoạt động theo một cách hiệu quả: Những người đưa tiền vào tài khoản Alipay của họ chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh để quét mã QR của nhau và các giao dịch sẽ được xử lý ngay lập tức. Nếu muốn, họ cũng có thể rút tiền về bất kỳ tài khoản ngân hàng nào mà họ chọn để liên kết với Alipay ở bất kỳ thời điểm. 

Dần dần, Alipay trở nên cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Trong các nhà hàng, trung tâm mua sắm hay siêu thị, người ta có thể thấy mã QR của Alipay ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, Alipay chính là một sự sắp xếp tài chính hết sức tinh vi của Jack Ma.

Tại Trung Quốc, tiền tệ là đồng nhân dân tệ (RMB), nguồn cung được kiểm soát độc quyền bởi PBOC. Nếu một người chuyển RMB vào tài khoản Alipay và sử dụng nó để giao dịch, khi người này quét mã QR và chuyển sang tài khoản Alipay khác, mọi người đang nghĩ rằng mình đang sử dụng đồng RMB - nhưng thực chất không phải vậy. Thay vào đó, người dùng Alipay đang chuyển một loại tiền tệ do Alibaba phát hành, có tỷ giá hối đoái với Nhân dân tệ là 1: 1. 

Bởi vậy, vì nhiều nguyên nhân mà Bắc Kinh muốn ra tay kiểm soát Ant Group.

Thứ nhất, Ant Group không phải là một ngân hàng thương mại, và không nằm trong hệ thống quy định áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng. Do đó, bằng cách quản lý một hệ thống thanh toán di động mà không có nhiều ràng buộc, Alibaba đã có được một đặc quyền nguy hiểm trong hệ thống tài chính. Điều gì sẽ xảy ra nếu Alibaba bắt đầu thao túng tiền tệ của mình thông qua hệ thống Alipay, các con số ảo nhưng lại có giá trị thực?

Thứ hai, sự nổi tiếng quá mức của Alipay khiến cho PBOC không dễ chịu. Rốt cuộc, PBOC liệu có thể sử dụng các chính sách để duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính một cách hiệu quả nếu phần lớn các giao dịch cơ bản ở Trung Quốc không diễn ra thông qua đơn vị tiền tệ Nhân dân tệ? 

Vấn đề thứ ba, Alibaba đã niêm yết cổ phiếu tại Mỹ, vì vậy bất kỳ nhà đầu tư toàn cầu nào cũng có thể trở thành cổ đông của Alibaba và do đó các thế lực nước ngoài có thể tác động vào hệ thống Alipay. Trong khi các cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc ngày càng cảnh giác hơn về những rủi ro khi mối quan hệ chính trị Trung - Mỹ tiếp tục xấu đi.

Và còn gì nữa?

Ngoài vấn đề của Ant Group, có lẽ thứ mà Bắc Kinh luôn dè chừng Jack Ma còn có việc ông và đế chế của ông đang nắm giữ khá nhiều cổ phần tại các công ty truyền thông.

Alibaba nắm giữ đến 30% cổ phần của mạng xã hội nổi tiếng Trung Quốc Weibo.

Alibaba nắm giữ đến 30% cổ phần của mạng xã hội nổi tiếng Trung Quốc Weibo.

Trên thực tế, Alibaba có khá nhiều khoản đầu tư vào các tờ báo, các diễn đàn trực tuyến kiểu BuzzFeed, các nền tảng xã hội và các công ty sản xuất truyền hình, một nhóm cung cấp thông tin và giải trí cho khoảng một tỷ người tiêu dùng.

Trong số đó, Alibaba có đến 30% cổ phẩn ở Weibo, một trong những công ty nổi bật nhất với hơn 500 triệu người dùng hàng tháng. Họ trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng này, chỉ sau công ty mẹ Sina Corp.

Năm 2015, Alibaba cũng đã mua lại South China Morning Post, hay còn gọi là tờ Bưu điện Hoa Nam nổi tiếng nhất Hồng Kông. Họ cũng nắm 30% cổ phần của nhà cung cấp tin tức Yicai Media Group và một khoản đầu tư không được tiết lộ vào tạp chí kinh doanh có ảnh hưởng nhất Trung Quốc Caixin. Ngoài những khoản đầu tư này, còn rất nhiều các khoản đầu tư nhỏ lẻ vào khoảng hơn 10 công ty khác nữa.

Mặc dù, Jack Ma và Alibaba vẫn luôn khẳng định rằng các khoản đầu tư của họ chỉ tập trung vào việc thúc đẩy sự phối hợp thương mại với các doanh nghiệp thương mại điện tử và giải trí kỹ thuật số. Tuy nhiên, ai cũng có thể thấy, họ đang có quyền lực rất lớn khi nắm trong tay một hệ sinh thái truyền thông khổng lồ.

Alibaba đang nắm trong tay một hệ sinh thái truyền thông khổng lồ.

Alibaba đang nắm trong tay một hệ sinh thái truyền thông khổng lồ.

Richard McGregor, một thành viên cấp cao tại Viện Lowy cho rằng: "Việc nắm giữ báo chí tư nhân là sự khởi đầu của một đế chế. Thực tế Jack Ma cũng là một ông trùm truyền thông, ngoài lĩnh vực thương mại điện tử và tài chính. Điều này khiến quyền lực của ông ấy ngày một tăng và trở thành vấn đề nhạy cảm".

Ngạn ngữ có câu rằng: “Cây cao thì đón gió lay, càng cao danh vọng, càng dày gian nan", ở đời hễ thân càng ở vào ngôi cao, tay càng nắm giữ quyền lớn, tiếng tăm lừng lẫy, bổng lộc càng lớn lao chừng nào, thì những sự gian nguy có thể xảy đến cũng càng nhiều chừng nấy. Jack Ma là một doanh nhân nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Ông đã xây dựng một đế chế kinh doanh có tầm ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân nước này.

Phải chăng chính vì là “cây cao” nên phải “đón gió”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Jack Ma, Alibaba và cái giá của sự nổi tiếng? tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713534158 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713534158 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10