Hệ quả từ vụ bê bối của Alibaba

NGUYỄN CHUẨN 17/08/2021 05:00

“Me Too” là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc. Giờ đây nó đang trở lại rầm rộ ở Trung Quốc và kéo theo nhiều hệ lụy.

Khởi nguồn từ tháng 10 năm 2017, hashtag này đã được phổ biến rộng rãi bởi Alyssa Milano, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ gốc Ý, nổi tiếng qua những vai trong phim sitcom “Who's the Boss”. Cô khuyến khích phụ nữ nói trên mạng xã hội Twitter về nó để "cho mọi người ý thức về tầm quan trọng của vấn đề". Sau đó, các phản ứng trên Twitter được tiếp nối bởi các bài viết gây nhiều chú ý trong công chúng từ một số nhân vật nổi tiếng như là Gwyneth Paltrow, Ashley Judd, Jennifer Lawrence, và Uma Thurman.

Alyssa Milano, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ gốc Ý, khởi đầu cho phong trào MeToo.

Alyssa Milano, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ gốc Ý, khởi đầu cho phong trào MeToo.

Và mới đây, nó đã trở lại mạnh mẽ ở Trung Quốc khi vụ bê bối tình dục tại “gã khổng lồ” công nghệ Alibaba. 

Chủ nhật tuần trước, một nhân viên của Alibaba đã đăng trên diễn đàn nội bộ của công ty rằng quản lý và một khách hàng đã tấn công tình dục cô ấy trong một chuyến công tác. Cô đã công khai vụ việc sau khi không nhận được sự ủng hộ từ cấp trên và bộ phận nhân sự.

Bài đăng nhanh chóng xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc. Cộng đồng mạng Trung Quốc được một phen “lên đồng” khi chỉ trích sự thiếu hiểu biết của Alibaba, vạch trần những mặt trái của thói quen uống rượu tiếp khách trong kinh doanh và tình trạng đối xử không đúng mực với phụ nữ trong ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc.

Vụ bê bối tình dục tại Alibaba đã gây ra nhiều hệ lụy.

Vụ bê bối tình dục tại Alibaba đã gây ra nhiều hệ lụy.

Một ngày sau, Alibaba đã nhanh chóng sa thải kẻ được cho là thủ phạm. Hai nhà quản lý đã từ chức và người đứng đầu bộ phận nhân sự của công ty đã bị “kỷ luật cảnh cáo”. CEO Daniel Zhang của Alibaba cho biết ông cảm thấy "sốc, tức giận và xấu hổ" về vụ việc và kêu gọi công ty làm việc với cảnh sát để điều tra vụ việc.

Đây được cho là vụ bê bối nổi tiếng nhất về một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cho đến nay và một trường hợp dường như đã báo hiệu phản ứng cứng rắn nhất từ công ty có liên quan. Đáng ngạc nhiên là cho đến khi xảy ra vụ việc, Alibaba mới bắt đầu xây dựng các chính sách của công ty để ngăn chặn các cuộc tấn công tình dục.

Vụ bê bối là đòn mới nhất giáng lên Alibaba khi “gã khổng lồ” thương mại điện tử này đang đối mặt với cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của các cơ quan quản lý về chống độc quyền, và là động thái châm ngòi cho hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào các ngành công nghiệp trực tuyến từ ứng dụng gọi xe đến tài chính và giáo dục.

Các nhà quan sát trong ngành tin rằng đây là thời điểm khởi đầu cho cuộc chiến chống lại các công ty công nghệ đang bị cáo buộc là “chủ nghĩa sai lầm” của Bắc Kinh.

Chỉ mới tuần trước, một bài báo từ một tờ thời báo kinh tế lớn của Trung Quốc đã đăng đàn gọi trò chơi điện tử là "thuốc phiện tinh thần", khiến cổ phiếu của “gã khổng lồ” công nghệ Tencent sụt giảm mạnh.

Thêm vào đó, những bất ổn về quy định gần đây của chính quyền bắc Kinh đang khiến cho các công ty Trung Quốc muốn tìm cách niêm yết ở nước ngoài phải dè chừng. Có vẻ như cuộc tấn công mạnh mẽ về quy định của Trung Quốc đối với những đứa con cưng công nghệ của mình, đã trở thành một biện pháp ngăn chặn thực sự đối với giấc mơ IPO của các công ty.

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đã phải trì hoãn kế hoạch ra mắt công chúng ở nước ngoài sau sự thất bại của Didi với các cơ quan quản lý Trung Quốc về đợt IPO gấp rút của mình, bao gồm đế chế phát trực tuyến âm nhạc của Tencent và một trong những công ty khởi nghiệp lái xe tự hành có giá trị cao nhất Trung Quốc.

Tuần này, các báo cáo đã đưa ra rằng NetEase Music, một dịch vụ phát trực tuyến nhạc nổi tiếng và Pony.ai, một công ty khởi nghiệp xe tự hành có giá trị 5,3 tỷ USD, đã lần lượt hoãn kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông và New York.

Dịch vụ phát trực tuyến nhạc nổi tiếng NetEase Music đã phải trì hoãn IPO.

Dịch vụ phát trực tuyến nhạc nổi tiếng NetEase Music đã phải trì hoãn IPO.

Có thể thấy, Bắc Kinh đã trở nên cảnh giác hơn khi các công ty giàu dữ liệu của họ bị các cơ quan quản lý của Mỹ xem xét kỹ lưỡng. Tháng trước, cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ cho biết các công ty Trung Quốc muốn huy động vốn tại Mỹ phải cung cấp thông tin về cấu trúc pháp lý của họ và tiết lộ nguy cơ Bắc Kinh can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ.

Theo tờ Financial Times, các cuộc đàn áp của Bắc Kinh đã ảnh hưởng đến mọi công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng của Trung Quốc, xóa sổ tới 87 tỷ USD tài sản ròng của các tỷ phú công nghệ của nước này, bao gồm Pony Ma của Tencent và Colin Huang của Pinduoduo

Có vẻ như thời điểm này chính quyền Bắc Kinh đang muốn các công ty tư nhân tập trung vào mảng công nghệ cốt lõi như chất bán dẫn và năng lượng sạch, thay vì đi theo những thứ “viển vông” như là thương mại điện tử, fintech hay công nghệ giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

  • Sự trở lại của Alibaba?

    Sự trở lại của Alibaba?

    11:00, 04/07/2021

  • Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam

    Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam

    03:23, 28/06/2021

  • Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ

    Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ

    05:10, 16/06/2021

  • “Đế chế” JD.com đang thách thức Alibaba!

    “Đế chế” JD.com đang thách thức Alibaba!

    05:00, 02/06/2021

  • Tập đoàn Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

    Tập đoàn Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

    04:29, 19/05/2021

  • Alibaba và Baring Private Equity Asia đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX của Masan

    Alibaba và Baring Private Equity Asia đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX của Masan

    11:11, 18/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ quả từ vụ bê bối của Alibaba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO