Chiến sự Nga- Ukraine: UAV sẽ làm thay đổi cục diện?
Theo Tổng thống Ukraine Zelensky, Nga đang lên kế hoạch tăng cường tấn công bằng UAV nhằm làm kiệt quệ hệ thống phòng không và năng lượng của Ukraine.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Mùa đông "đảo chiều" với nước Nga
Cụ thể, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Nga đang lên kế hoạch cho đợt tấn công kéo dài bằng cách sử dụng máy bay không người lái (UAV) Shahed nhằm làm kiệt quệ con người, hệ thống phòng không và hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Tổng thống Ukraine cũng tuyên bố nhiệm vụ chính hiện tại của quân đội Ukraine là khiến kế hoạch tập kích bằng UAV của Nga thất bại. Hiện hơn 80 UAV của Nga đã bị hệ thống phòng không của Ukraine bắn hạ trong những ngày đầu năm 2023. "Con số này có thể tăng lên trong thời gian tới, những đêm không ngủ có thể sắp diễn ra", ông Zelensky cho biết.
Các chuyên gia nhận định, trong thời gian gần đây, Ukraine đang cải thiện khả năng đánh chặn UAV Shahed mà Nga đang sử dụng để phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự và năng lượng của quốc gia này bằng hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp.
Đối với Moscow, UAV là một lựa chọn rẻ hơn so với tên lửa hành trình. Vào mùa thu năm ngoái, Điện Kremlin bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công hàng loạt bằng UAV, gây khó khăn cho Ukraine trong việc bắn hạ. Cùng với đó, kích thước nhỏ hơn và tầm bay thấp hơn cũng cho phép chúng trốn tránh hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Đáng chú ý, ông Artem Starosiek, người đứng đầu Molfar cho rằng, đang có sự mất cân xứng trong cuộc chiến lần này khi loại máy bay không người lái Shahed-136 do Nga sử dụng và do Iran cung cấp tương đối rẻ, trong khi dàn vũ khí Ukraine sử dụng để đối phó với chúng đắt hơn nhiều.
Ông Starosiek ước tính rằng chi phí sử dụng tên lửa để bắn hạ một UAV cao hơn tới 7 lần so với chi phí phóng một quả tên lửa. Chi phí sản xuất một chiếc UAV của Iran ước tính ít nhất 20.000 USD, trong khi chi phí bắn một trong những tên lửa đất đối không được Ukraine sử dụng có thể dao động từ 140.000 USD cho loại S-300 thời Liên Xô đến 500.000 USD cho NASAM do Mỹ sản xuất.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Cục diện sắp đổi chiều
Do đó, nếu sự mất cân bằng duy trì trong thời gian dài có thể có lợi cho Nga khi nó nhanh chóng làm tiêu hao nguồn lực của Ukraine và khiến các quốc gia phương Tây phải trả giá đắt. Điều này cũng làm giới quan sát lo ngại cục diện chiến sự Nga- Ukraine có nguy cơ thay đổi có lợi cho Nga.
Trên thực tế, Ukraine cũng đã triển khai thành công những UAV tấn công 2 căn cứ không quân của Nga ở vùng Ryazan và Saratov.
Ông Michael Kofman, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Nga tại CNA, một tổ chức tư vấn quốc phòng của Mỹ nói thêm, Ukraine cũng đang sử dụng nhiều hệ thống phòng không khác nhau để chống lại mối đe dọa từ UAV, trong đó có các hệ thống từ thời Liên Xô và do NATO cung cấp. Mặc dù vậy, không rõ khi nào Kiev cạn kiệt những vũ khí này.
Việc Nga và Ukraine sử dụng UAV cho thấy lợi ích của công nghệ này trong chiến tranh hiện đại. UAV có tầm bắn xa hơn nhiều loại tên lửa mà Ukraine có trong kho vũ khí hiện tại. Chúng rẻ hơn, không yêu cầu mức độ huấn luyện cao và không đặt quân đội vào nguy cơ tổn thất hoặc bị bắt.
Trong thời gian tới, Ukraine sẽ được cung cấp hệ thống phòng không có năng lực cao hơn như Patriot để chống lại các UAV mà Nga hiện đang triển khai để tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng và mục tiêu dân sự.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Cục diện sắp đổi chiều
14:58, 03/01/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Mùa đông "đảo chiều" với nước Nga
04:30, 02/01/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức quan hệ Nga - Trung Quốc
04:00, 31/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện thế giới 2023 (Bài cuối)
05:57, 30/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine tác động mạnh đến châu Á
16:16, 29/12/2022