Chiến sự Nga - Ukraine chưa thể kết thúc trong năm 2023, tuy vậy vẫn kỳ vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin có thể diễn ra.
>>Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 3)
Năm 2022 là một năm thất bại của hòa bình, ổn định. Ngoài chiến sự Nga - Ukraine còn có xung đột biên giới Trung - Ấn, Thổ Nhĩ Kỳ - Syria; bất ổn chính trị ở Yemem, Myanmar; khủng hoảng nợ ở Sri Lanka, El Sanvador; nạn đói ở phi Châu.
Năm 2023 được dự báo không mấy xán lạn, mọi con mắt còn đổ dồn về Đông Âu chờ đợi bước ngoặt thay đổi cục diện xung đột theo hướng đàm phán. Và vẫn như thường lệ chỉ có Mỹ với Nga mới có thể thúc đẩy tiền trình hòa bình.
Tổng thống Putin và Tổng thống Biden có thể gặp nhau. Ông John Kirby, điều phối viên truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, tuyên bố ông Joe Biden sẵn sàng đàm phán cá nhân với ông Vladimir Putin. Cuộc gặp có thể diễn ra sau khi Nga thể hiện sự sẵn sàng đàm phán.
Trong bài phỏng vấn với Reuters ngày 25/12, ông chủ Điện Kremlin cũng ngỏ ý muốn đàm phán với tất cả các bên liên quan về những giải pháp chấp nhận được đối với xung đột tại Ukraine.
Nga có thể rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine mà cá nhân ông Putin không được cho là thất bại nếu như phía Washington tái cam kết không mở rộng thêm NATO, và đồng thời Kiev trở lại với tư thế trung lập, từ bỏ ý định tham gia liên minh quân sự cũng như liên minh kinh tế - chính trị EU.
Mùa đông ở châu Âu sẽ kết thúc trong quý I/2023, trong tình trạng châu lục này đã sử dụng hết kho dự trữ năng lượng, những hệ quả nghiêm trọng sẽ phát sinh sau đó. Khi các chính phủ không đủ sức tài trợ giá điện, khí đốt thì làn sóng phản ứng từ các đảng phái đối lập trỗi dậy.
Ở châu Âu, các phòng trào xã hội dân sự rất có sức ảnh hưởng, sẽ khiến giới cầm quyền đánh giá lại quan hệ với Nga và Ukraine. Các cuộc biểu tình đã xuất hiện ở Đức, Pháp, Romania.
Một báo cáo hồi tháng 10/2022 của IFOP, một công ty thăm dò quốc tế, cho thấy sự ủng hộ của công chúng Pháp đối với các lệnh trừng phạt chống Nga đã giảm xuống 67% so với từ 71% trong tháng 3. Trong khi ở Đức, con số này giảm xuống 66% từ mức 80%. Tại Italy, một cuộc khảo sát gần đây do IPSOS thực hiện cho thấy, sự ủng hộ dành cho Ukraine đã giảm xuống 43% từ mức 57%.
>>Chiến sự Nga- Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 1)
Rạn nứt liên minh hậu thuẫn Ukraine lộ rõ khi châu Âu cáo buộc Mỹ hưởng lợi, còn họ gánh chịu hậu quả. Trên thực tế, Mỹ bán nhiều khí đốt, vũ khí với giá cao bất thường. Chính quyền Biden đã phớt lờ tác động của các chính sách kinh tế Mỹ đối với các đồng minh châu Âu.
Như vậy, tiếng nói đảo chiều ở châu Âu là sức ép có thể khiến Tổng thống Mỹ thu xếp cuộc gặp với người đồng cấp phía Nga; nếu kịch bản này xảy ra - chí ít cũng phải đến sau quý I/2023.
Xét về thực lực đôi bên ở thời điểm hiện tại, Nga và Ukraine khó leo thang chiến tranh trong năm 2023. Ukraine sẽ đối mặt với thảm họa kinh tế, xã hội ở trong nước sau khi hệ thống cơ sở vật chất sản xuất năng lượng bị phá hủy hầu hết.
Moscow chỉ sử dụng đòn phá hoại ngầm ở Ukraine và các đồng minh ủng hộ Kiev do những hạn chế về công nghiệp quốc phòng, hậu cần, nhân sự và gần 9.000 danh mục cấm vận.
Hoàn toàn có thể loại trừ xung đột vũ trang toàn diện Nga - NATO. Bởi vì mục đích của Mỹ không phải tìm kiếm một cuộc chiến tranh quy ước và càng không có lý do chính đáng để các phe phái “nhấn nút” vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Những hãy còn quá sớm để nghĩ về hòa bình trong năm 2023, cùng lắm chỉ là một Hiệp ước đình chiến và đôi bên giữ nguyên hiện trạng. Do vậy, xung đột vẫn âm ỉ.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 2)
04:30, 28/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 3)
04:30, 29/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Tác động khó lường năm 2023
03:30, 20/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ chiến thắng?
04:30, 22/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine tung chiêu mới
04:00, 15/12/2022
Châu Âu "rạn nứt" vì chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 13/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Toan tính của hai bên
04:00, 12/12/2022