Suy cho cùng, chiến tranh Nga - Ukraine là nơi các nước lớn đặt các toan tính chiến lược làm sao thu được nhiều lợi ích nhất.
Cũng như tất thảy những cuộc chiến tranh lớn nhỏ từng xảy ra trong lịch sử loài người, chiến sự Nga- Ukrain gây ra sự hao tổn, thiệt hại, thậm chí dẫn đến sụp đổ một quốc gia, đế chế, đồng thời mang lại cơ hội cho một số ít quốc gia cơ hội tích lũy sức mạnh.
>>Chiến sự Nga- Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 1)
Nhiều người đặt câu hỏi: Nước Mỹ ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương thì liên quan gì đến an ninh ở châu Âu? Thực sự Washington muốn bảo vệ hòa bình, dân chủ hay chỉ bảo vệ lợi ích của họ? Không dễ có đáp án trọn vẹn, nhưng quan sát hiện tượng và “bản chất Mỹ”, họ không bao giờ hành động thừa thãi.
Ukraine là quốc gia rộng lớn, đất đai nông nghiệp dồi dào và màu mỡ. Ít nhất 3 tập đoàn Mỹ mua đứt 17 triệu hecta đất nông nghiệp ở Ukraine, nhiều hơn tổng diện tích đất nông nghiệp của nước Ý - người Nga coi đây là mối nguy cần loại trừ.
Công ty năng lượng Mỹ đang bán khí đốt cho châu Âu với giá đắt hơn nhiều lần tại Mỹ, khi Nga cắt nguồn cung cho lục địa này. Mỹ cạnh tranh kịch liệt với Nga giành giật thị phần năng lượng hóa thạch ở châu Âu. Vì vậy, Washington làm mọi cách ngăn cản dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” nối Nga với Đức.
Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ chỉ có thể phát triển khi họ tìm được khách hàng khát dầu cực độ. Chỉ có châu Âu mới có khả năng mua dầu với giá cao để giúp đối tác Mỹ có động lực sản xuất trở lại.
Nhu cầu trong chiến sự ở Ukraine giúp Mỹ giải phóng bớt kho vũ khí thế hệ cũ, các nhà lập pháp Mỹ tính chuyện cho Kiev thuê vũ khí phòng thủ. Đây chắc chắn là sáng kiến của giới lái súng, thế lực rất mạnh được cho là thao túng chính trường.
Với đà chiến tranh kéo dài như hiện nay, châu Âu sẽ cạn kiệt vũ khí, họ cần nguồn từ Mỹ. Nói rộng ra Lầu Năm Góc đã loại bỏ một đối thủ sừng sỏ trên thị trường vũ khí thế giới.
Tóm lại, vai trò của Mỹ tăng đáng kể ở châu Âu sau khi Nga phát động tấn công vũ trang Ukraine. Nói cách khác, Moscow bị hất cẳng khỏi “lục địa già” để lại không gian ích lợi rất rộng rãi cho người Mỹ. Vài chục tỷ USD chi viện Kiev không đáng là bao so với thương vụ năng lượng, vũ khí, thâu tóm tài nguyên đất đai.
Trong khi đó, chiến tranh ở Đông Âu giúp hai cường quốc châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ hoàn thành sớm kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng. Bắc Kinh và New Delhi mua hàng trăm triệu tấn dầu Nga từ tháng 2 đến tháng 10 năm nay, với giá rất rẻ.
Đặc biệt, Trung Quốc rất biết cách tận dụng khủng hoảng để gia tăng ảnh hưởng tại khu vực trước đây từng thuộc ảnh hưởng của Liên Xô như Kazakhstan, Kyrgyzstan; đồng thời thúc đẩy hợp tác năng lượng với Iran, Qatar, Saudi Arabia,…
Một “đường ống kinh tế” nối từ Nga sang Trung Quốc kết nối với thị trường quốc tế, giúp cho tham vọng xây dựng các liên minh thương mại, tài chính tiền tệ của Bắc Kinh dễ dàng hơn. Đây là không gian kinh tế tuyệt vời để đồng Nhân dân tệ xuất chiêu.
Ví dụ, các ông lớn trong lĩnh vực thanh toán xuyên lục địa MasterCard và Visa rút khỏi Nga tạo cơ hội cho nền tảng Union Pay Trung Quốc chen chân thế chỗ. Hãng công nghệ Didi Chixing và Lenovo hiện diện mạnh tại đây.
Khoảng trống được tạo ra khi Nga bị cô lập trên trường toàn cầu do các lệnh cấm vận của phương Tây có thể tăng cường hơn nữa sự hiện diện và bước đi tiếp theo của Trung Quốc về địa chính trị và liên kết kinh tế khu vực trong năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ chiến thắng?
04:30, 22/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Tác động khó lường năm 2023
03:30, 20/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine tung chiêu mới
04:00, 15/12/2022
Châu Âu "rạn nứt" vì chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 13/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Toan tính của hai bên
04:00, 12/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: "Hé lộ" những mục tiêu trong mùa đông
04:30, 11/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine
03:45, 03/12/2022