Chiến sự Nga - Ukraine: Viện trợ của Mỹ và phương Tây sẽ thế nào?

CẨM ANH 06/01/2023 03:30

Nhiều chuyên gia cho rằng nguồn viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraine có thể sẽ gặp thách thức nếu chiến sự Nga- Ukraine kéo dài nhiều năm.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sắp tung vũ khí đáng sợ!

Xe thiết giáp AMX-10 RC ở Villepinte, Pháp, ngày 12/6/2022. Ảnh: AFP

Xe thiết giáp AMX-10 RC của Pháp sẽ tham chiến ở Ukraine. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, Pháp sẽ chuyển xe tăng hạng nhẹ sản xuất nội địa AMX-10 cho Ukraine, trở thành thành viên đầu tiên của NATO viện trợ xe tăng cho Kiev. Tuy nhiên, phía Ukraine chưa tiết lộ Pháp sẽ viện trợ bao nhiêu xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine.

Động thái nói trên của Pháp được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các nước khác trong khối NATO tăng cường gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine. Trước đó, Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Đức cung cấp xe tăng chiến đấu, nhưng nước này dẫn lý do rằng chưa có đối tác phương Tây nào cung cấp vũ khí như vậy.

Mặc dù các nhà lãnh đạo EU gần đây đã cam kết chi thêm hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine trong chiến sự Nga- Ukraine, nhưng họ đang trăn trở với nhiều câu hỏi, như Ukraine cần bao nhiêu vũ khí để giành lại vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát? Phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine đến mức độ nào có thể gây nguy cơ leo thang căng thẳng? Ukraine nên cân nhắc những thỏa hiệp nào nếu không thể đẩy lùi hoàn toàn lực lượng Nga?

Theo ông Michael Carpenter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác An ninh ở Châu Âu, chính quyền Biden đang tìm cách duy trì viện trợ ổn định, lâu dài cho Ukraine khi cuộc chiến bước sang chặng đường dài.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: UAV sẽ làm thay đổi cục diện?

Binh sĩ Ukraine bên cạnh xe tải chở một lô tên lửa Javelin do Mỹ chuyển giao. Ảnh: AFP

Binh sĩ Ukraine bên cạnh xe tải chở lô tên lửa Javelin do Mỹ chuyển giao. Ảnh: AFP

Cho đến nay, các quan chức Mỹ, cũng như một số quan chức Pháp và Đức, cho rằng Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy lùi hoàn toàn quân đội Nga nếu thiếu sự hỗ trợ quân sự của NATO. Tuy nhiên, việc NATO tăng cường nguồn vũ khí vào Ukraine có thể gây ra nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga. Hơn nữa, kho vũ khí của nhiều quốc gia Châu Âu đã giảm xuống mức báo động, khó có thể duy trì viện trợ lâu dài cho Ukraine.

Thực tế cho thấy, để kết thúc chiến tranh ở Ukraine, cần đẩy lùi quân đội Nga một cách dứt khoát. Nhưng những quyết định cực kỳ khó khăn đang ở phía trước. Việc Nga đẩy mạnh phá hủy hạ tầng năng lượng và tìm cách làm cạn kiệt hệ thống phòng không của Ukraine sẽ tạo tiền đề cho Nga tiến hành một cuộc chiến toàn diện hơn.

Đáng chú ý việc Nga đang tập trung các vũ khí hiện đại tại Ukraine đặt ra những lo ngại về việc các hệ thống vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ gặp khó khăn. Lúc này, châu Âu sẽ buộc phải tính đến phương án cung cấp các loại vũ khí khác mà họ vẫn chần chừ nếu muốn Ukraine giành được lợi thế.

Nhiều chuyên gia cho rằng Ukraine cần một sự thay đổi chiến lược vào năm 2023 để đạt được sự thay đổi trên chiến trường, nhưng điều này sẽ khó có thể đạt được nếu không có sự trợ giúp từ các thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ. Do đó, Mỹ và NATO cần nhanh chóng quyết định thay đổi chiến lược ngay bây giờ để tránh những rủi ro cao hơn có thể xảy đến trong tương lai. Nếu không, Ukraine sẽ càng bất lợi khi chiến sự Nga- Ukraine kéo dài.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sắp tung vũ khí đáng sợ!

    Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sắp tung vũ khí đáng sợ!

    15:27, 05/01/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: UAV sẽ làm thay đổi cục diện?

    Chiến sự Nga- Ukraine: UAV sẽ làm thay đổi cục diện?

    04:00, 05/01/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Cục diện sắp đổi chiều

    Chiến sự Nga- Ukraine: Cục diện sắp đổi chiều

    14:58, 03/01/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Mùa đông

    Chiến sự Nga- Ukraine: Mùa đông "đảo chiều" với nước Nga

    04:30, 02/01/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức quan hệ Nga - Trung Quốc

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức quan hệ Nga - Trung Quốc

    04:00, 31/12/2022

CẨM ANH