Chiến sự Nga - Ukraine: “Nút thắt” của trật tự thế giới mới
Trật tự thế giới mới đang biến chuyển với "nút thắt" là chiến sự Nga - Ukraine.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Cuộc chiến không có thắng bại!
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nước Mỹ có tham chiến, nhưng chịu ít thiệt hại nhất. Do nằm cách xa vùng chiến sự, chiến tranh kết thúc, Mỹ có những chiến lợi phẩm vô giá là các nhà khoa học kỹ thuật, quân sự của phe trục Đức, Ý, Nhật được Mỹ đem về phục vụ nước Mỹ.
Với nguồn lực kinh tế tiềm tàng, cùng chính sách mở, nước Mỹ trở thành siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật. Mỹ và châu Âu đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa, ngấm ngầm đối chọi, tranh giành với phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc cùng với các nước cùng hệ tư tưởng để làm bá chủ thế giới.
Chiến tranh lạnh ngấm ngầm diễn ra giữa hai phe, cùng các cuộc chiến tranh mang tính chất uỷ nhiệm ở các nước nhỏ kết thúc bằng việc Liên Xô bại trận sụp đổ (1991). Phe Mỹ - châu Âu thắng thế, Liên Xô và khối Vacsava không còn là đối thủ nguy hiểm ở châu Âu. Nếu Mỹ dừng sự hiện diện quân sự ở đây, trao trả nhiệm vụ bảo vệ an ninh châu Âu cho các nước EU thì chiến sự Nga - Ukraine sẽ không xảy ra.
Vấn đề là Mỹ muốn giữ vai trò bá chủ thì buộc phải gây mâu thuẫn giữa các mối nguy cơ, Mỹ cần châu Âu không yếu, không mạnh, phải phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ. Căn cứ quân sự Mỹ đóng tại châu Âu không chỉ để bảo vệ mà còn ngăn cả sự trỗi dậy của EU, tương tự như nhiệm vụ của các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc… Với Trung Quốc, Mỹ dùng chuỗi đảo như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines làm vòng kim cô khoá đường ra biển cùng thế trận bao vây Trung Quốc bằng nhiều hướng, nhiều cách.
Đối với Nga - quốc gia có tiềm lực quân sự hùng mạnh, đất rộng, nhiều tài nguyên, có nhiều mâu thuẫn từ lịch sử với Mỹ là mối nguy rất lớn tới vị thế của Mỹ, mối nguy đối với Petrosdollars thống trị nền kinh tế thế giới. Do đó, Mỹ liên thủ với các nước châu Âu ngày càng mở rộng khối liên hiệp quân sự bắc Đại Tây Dương (NATO) gây thù địch và áp sát Nga như con trăn cứ từ từ tiến sát rồi siết chặt con mồi. Nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ có thể đang đợi thời cơ chín muồi là làm cách mạng màu lật đổ chính quyền của Tổng thống Nga Putin, lập lên chính quyền thân Mỹ - EU.
Nga không đủ lực để lôi kéo các nước EU nên Mỹ làm cách mạng màu tại Ukraine năm 1994 kéo Ukraine về phe mình. Nếu Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ bị giáp công khắp các mặt; căn cứ quân sự, tên lửa siêu thanh đặt sát biên giới. Nga sẽ “vô kế khả thi” khi bị tấn công phủ đầu mà không thể đánh chặn hay giáng trả.
>>Chiến sự Nga - Ukraine làm biến đổi châu Âu
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Cuộc chiến "nảy lửa" sắp diễn ra ở Donbass
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Thời cơ cho Ukraine “lật ngược thế cờ”
Lịch sử Nga từng là một đại đế quốc hùng mạnh trong nhiều trăm năm, tiếng Nga, văn hoá Nga có ảnh hưởng không chỉ ở nước Nga - Sa Hoàng mà Belarus được gọi là “Bạch Nga”, còn Ukriane là “tiểu Nga” nên Nga không chịu bị chèn ép. Ở vùng Donbass, phía Ukraine tấn công vùng ly khai nã pháo giết nhiều ngàn người gốc Nga trong nhiều năm. Sự thù địch của Ukraine khiến Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt sau quãng thời gian chờ thời cơ.
Trước đó, Nga ru ngủ và gây nghiện cho châu Âu bằng năng lượng giá rẻ là dầu mỏ và khí đốt, triệt tiêu làm phá sản nền công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ bằng giá cạnh tranh. Khi cắt nguồn cung kinh tế, châu Âu lập tức khủng hoảng mất sức cạnh tranh do giá năng lượng, lương thực tăng không thể kiểm soát.
Nga phát triển khoa học quân sự theo tính chất phi đối xứng, do Nga không đủ kinh tế xây dựng nền quốc phòng như Mỹ. Nga tập trung phát triển vũ khí siêu thanh cùng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ làm đối trọng. Nga không thể xây dựng các hạm đội tàu sân bay cùng với dàn máy bay hiện đại như Mỹ, nên tập trung vào tên lửa, tàu ngầm cùng lượng nhỏ máy bay có tính năng ưu việt.
Để giữ nền kinh tế không sụp đổ vì chi phí chiến tranh, Nga hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây là sân sau của Mỹ gồm các nước Nam Mỹ như: Brazil, Argentina. Nga – Trung góp phần gắn kết hoà giải các cựu thù ở Trung Đông, cắt đứt vai trò sự hiện diện của Mỹ tại đây, xây dựng các giao dịch mua bán dầu mỏ (thứ coi như máu của các nền kinh tế) bằng đồng tiền nội tệ như Rúp, Nhân dân tệ.
Theo tin của Business Insider: Xuất khẩu dầu diesel của Nga đạt mức cao kỷ lục, khi nhiên liệu bị trừng phạt cắt giảm thị phần tại Mỹ. Xuất khẩu dầu diesel của Nga đạt mức kỷ lục 1,27 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Brazil cũng nhập dầu từ Nga với sản lượng gần 100.000 thùng/ngày. Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đều đặn nhập dầu của Nga về pha chế thêm một chút bán cho châu Âu hưởng lợi.
Châu Âu và Mỹ càng trừng phạt, Nga càng lún sâu vào lạm phát, biểu tình ở Pháp, đình công ở Đức ngày càng lan rộng đến mức khó kiểm soát.
Hơn một năm trôi qua, khi người ta không còn quan tâm nhiều đến cuộc chiến Nga - Ukraine thì bây giờ cuộc chiến mới đang diễn ra khốc liệt, quân chủ lực Nga đã xuất hiện ở nhiều địa bàn, đó là dấu hiệu của các trận đánh đẫm máu.
Đất nước Ukraine tan hoang vì bom đạn, nền kinh tế kiệt quệ, nền quân sự hoàn toàn phụ thuộc vào sự viện trợ của nước ngoài. Mỹ - NATO không phải cái kho vô tận để cung cấp cho Ukraine cũng như không thể chuyển sang số vũ khí làm Nga nổi giận. Chưa kể mối lo ngại số vũ khí đó lọt ra ngoài vào tay bọn khủng bố sẽ dùng tấn công ngược lại Mỹ- NATO.
Trật tự thế giới mới đang biến chuyển với nút thắt là chiến sự Nga - Ukraine. Cho dù kết quả có như thế nào thì đau thương vẫn dồn lên đất nước Ukraine từng một thời yên bình, xinh đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Nỗi lo thầm lặng của châu Âu
04:28, 21/04/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sẽ thành công trong chiến dịch phản công?
04:00, 21/04/2023
Chiến sự Nga - Ukraine thử thách chính sách của Mỹ đối với châu Á
05:00, 19/04/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Thời cơ cho Ukraine “lật ngược thế cờ”
04:00, 19/04/2023
Chiến sự Nga- Ukraine sẽ ra sao sau tổng tuyển cử của Thổ Nhĩ Kỳ?
03:30, 19/04/2023
Mỹ sẽ "bắt tay" Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?
03:00, 19/04/2023