Chiến sự Nga - Ukraine thử thách chính sách của Mỹ đối với châu Á

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/04/2023 05:00

Nhóm các học giả có ảnh hưởng ở Mỹ hối thúc Nhà trắng cắt giảm vai trò ở châu Âu và tăng nguồn lực đầu tư cho tương lai ở châu Á - Thái Bình Dương.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Washington

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Washington

>>Nga - Trung Quốc "bắt tay" nhau xây thế giới đa cực

Mùa thu năm 2011, phát biểu tại thủ đô Canbera, Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó tuyên bố: “Sau một thập kỷ với hai cuộc chiến tranh khiến chúng tôi mất đi nhiều máu và tài sản, Mỹ sẽ chuyển sự chú ý đến tiềm năng rộng lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Qua thông điệp này, cả thế giới tin chắc rằng, người Mỹ sẽ dốc toàn lực tái củng cố quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương, cái mà giới học giả gọi là “xoay trục châu Á”.

Để trấn an đồng minh, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tự đặt mấy câu hỏi: Liệu chúng tôi có tiếp tục bị phân tán ở những khu vực khác? Liệu chúng tôi có thể hiện thực hóa những cam kết kinh tế? Vị quan chức cấp cao này tự trả lời, rằng: “Chúng tôi hoàn toàn có thể”.

Trên thực tế, gần đây Washington đã làm điều họ nói. Sau hơn 1 thập kỷ và 3 đời Tổng thống, vẫn là những câu hỏi đó được nêu ra để chất vấn về sự nghiêm túc và tính lâu dài của những cam kết về kinh tế và chiến lược của Mỹ với châu Á.

Chiến sự Nga - Ukraine đã cho thấy rằng, người Mỹ không chỉ mộng mơ về tương lai thịnh vượng ở châu Á, mà cả ở Châu Âu, nơi mà họ dốc toàn lực hơn 1 năm qua để tìm kiếm chiến thắng “địa chính trị” tuyệt đối trước Nga.

Trong một bài viết trên Foreign Affairs, ông Michael Mazarr, Nhà khoa học chính trị Rand Corporation đặt câu hỏi: Tại sao Mỹ vẫn cần châu Âu? Các giải thích của ông có giá trị tham khảo với các quốc gia châu Á - đang ngấp nghé trước kỷ nguyên san sẻ lợi ích, kề vai sát cánh với Mỹ.

Trong khi sự hợp tác Mỹ - châu Âu đang suôn sẻ, đặc biệt với chiến cuộc ở Đông Âu thì một nhóm học giả, nhà phân tích và nhà bình luận có ảnh hưởng, như Emma Ashford, John Mearsheimer, Barry Posen và Stephen Walt đã bắt đầu thúc giục Nhà trắng chuẩn bị thu hẹp triệt để cam kết của mình với “lục địa già”.

Nhóm các nhà khoa học chính trị này tin rằng cuộc cạnh tranh chính là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chống lại Trung Quốc, và Washington phải tập trung mọi nguồn lực của mình vào cuộc đối đầu đó.

Riêng năm 2018, một ước tính chi phí của Mỹ tại châu Âu, cho NATO, chương trình sáng kiến răn đe châu Âu và lực lượng Mỹ tại đây đã ngốn hết 36 tỷ USD, đặc biệt sau ngày 24/2/2022 Lầu Năm Góc triển khai thêm 20.000 quân đến châu Âu.

>>Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraine

Châu Á - Thái Bình Dương trước cơ hội hợp tác chặt chẽ với Mỹ

Châu Á - Thái Bình Dương trước cơ hội hợp tác chặt chẽ với Mỹ

Một lần nữa tính thực dụng kiểu Mỹ thể hiện rõ ràng, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã dâng cho Mỹ cơ hội “ngàn năm có một”: Kiếm bộn tiền nhờ bán dầu mỏ và khí đốt, đánh bại Nga trên thị trường xuất khẩu vũ khí; dễ dàng thuyết phục đồng minh, đối tác đồng loạt trừng phạt Nga.

Cuộc chiến này - với vai trò của Mỹ đã kéo châu Âu rời xa tầm ảnh hưởng của Nga, mở rộng gọng kìm quân sự về phía Baltic, tăng gấp đôi biên giới của NATO với Nga. Rõ ràng Mỹ lợi đơn lợi kép.

Nhưng vấn đề rất có tính tham chiếu với châu Á là những cam kết mạnh mẽ gần đây của Nhà trắng. Đầu tư ban đầu của Mỹ tại khu vực rất hấp dẫn và nó đặt ra yêu cầu đối tác phải tinh chỉnh cấu trúc ngoại giao, thể chế, luật pháp. Không loại trừ kịch bản một số quốc gia bị đặt vào tình thế “chọn bên”.

Vấn đề là khi lợi ích không còn, hoặc điểm “nóng” bùng phát ở đâu đó có thể mang lại lợi ích cho Mỹ, giống như Trung Đông 20 năm trước và châu Âu lúc này.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ tung kế sách “mỡ nó rán nó” với Nga

    Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ tung kế sách “mỡ nó rán nó” với Nga

    04:30, 18/04/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

    03:30, 18/04/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Cuộc chơi" thiêu đốt tiềm lực

    04:30, 17/04/2023

  • Mỹ còn “lựa chọn” nào để kết thúc chiến sự Nga - Ukraine?

    Mỹ còn “lựa chọn” nào để kết thúc chiến sự Nga - Ukraine?

    04:00, 16/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine thử thách chính sách của Mỹ đối với châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO