Chiến sự Nga - Ukraine: Nỗi lo thầm lặng của châu Âu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/04/2023 04:28

Châu Âu có vẻ đã vượt qua thử thách đầu tiên khi cấm vận dầu mỏ Nga. Nhưng nội bộ châu lục này lại mâu thuẫn về việc đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn.

Pháp đã khởi động lại tất cả nhà máy điện hạt nhân, bước đi trái ngược hoàn toàn với Đức

Pháp đã khởi động lại tất cả nhà máy điện hạt nhân, bước đi trái ngược hoàn toàn với Đức

>>Châu Âu trước cơ hội ngàn vàng "thoát Nga"

Đồng loạt trừng phạt Nga, thống nhất tài trợ Ukraine cho thấy, chưa khi nào châu Âu đoàn kết chặt chẽ đến như vậy. Nhưng đằng sau đó là “cuộc chiến” ngấm ngầm giữa những thành viên chủ chốt.

Hiện tượng mùa đông không lạnh phần nào giảm tải áp lực của châu Âu với năng lượng sưởi ấm, nhưng về lâu dài bất luận thế nào “lục địa già” cũng phải tính tới an ninh năng lượng vững bền.

Kể từ tháng 9/2022, Pháp xác nhận tái khởi động tất cả các nhà máy điện hạt nhân - vốn là nguồn cung cấp 67% tổng nhu cầu năng lượng điện ở đất nước hình lục lăng. Sự đảo ngược này không khác gì cú “đánh” vào cam kết giảm phát thải tại COP26.

Bên cạnh đó, Hà Lan, Thụy Điển và Ba Lan đều hy vọng phục hồi mạnh mẽ của loại hình năng lượng này trong những năm tới. Vào tháng 9/2021, Warsaw đã công bố kế hoạch tham vọng xây dựng sáu lò phản ứng hạt nhân trong nước, với lò phản ứng đầu tiên sẽ hoàn thành vào năm 2033.

Ngược lại, ngày 15/4 vừa qua nước Đức chính thức ngắt kết nối với 3 lò phản ứng hạt nhân cuối cùng. Người dân thủ đô Berlin tổ chức ăn mừng, đánh dấu kết thúc bảy thập kỷ phiêu lưu với nguồn năng lượng như “con dao hai lưỡi”.

Hai xu hướng trái ngược của Pháp và Đức đặt ra thêm thách thức với toàn châu lục này. Sứ mệnh giảm phát thải về 0 đến 2050 theo tuyên bố của hội nghị COP26 có nguy cơ phá sản. Điều này cho thấy tình thế bế tắc trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế.

Khả năng chuyển đổi xanh trên phạm vi toàn cầu bị đặt dấu hỏi, khi năng lượng hóa thạch bỗng nhiên trở thành chủ đề quan tâm hàng đầu sau khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra.

Trung Quốc, Ấn Độ, Nga - những nền kinh tế phát thải lớn nhất rốt ráo tìm cách tận dụng sức mạnh của dầu mỏ và khí đốt, một đồng tiền chung lấy dầu mỏ làm “bản vị”, một OPEC đang tìm đường thoát khỏi vòng kìm tỏa của Mỹ và một liên minh giữa các quốc gia giàu năng lượng hóa thạch với những nền kinh tế tiêu thụ lớn nhất đã thành hình.

>>"Nước cờ độc” của phương Tây với dầu mỏ Nga

Vậy, tại sao châu Âu không thể chuyển đổi  sang sử dụng năng lượng “sạch”? Câu hỏi này đồng thời chỉ ra điểm yếu của toàn bộ phương Tây về chuỗi cung ứng năng lượng xanh.

Năng lượng hóa thạch vẫn rất quan trọng

Năng lượng hóa thạch vẫn rất quan trọng

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế có trụ sở tại Paris, các công ty Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất năng lượng Mặt trời. Hồi năm 2019, các công ty Trung Quốc sản xuất tổng cộng 66% lượng polysilicon trên toàn cầu, 72 % tấm pin PV tiêu thụ cũng được tạo ra tại đại lục, nơi thu hút 5 trên tổng số 10 dự án năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Đầu năm nay Trung Quốc đã bổ sung công nghệ tiên tiến được sử dụng trong sản xuất phôi và tấm mỏng, khối xây dựng của tấm pin mặt trời, vào danh sách công nghệ chịu sự kiểm soát xuất khẩu.

Dù nắm trong tay nguồn lực khổng lồ năng lượng tái tạo nhưng Bắc Kinh không chọn ngồi “chung mâm” với Mỹ, châu Âu tại COP26. Rõ ràng, đây là nước cờ hiểm, rất có thể cường quốc châu Á chỉ muốn “một mình một ngựa”, nắm giữ lợi thế độc tôn.

Có thể bạn quan tâm

  • "Nước cờ" cao tay của Phương Tây khi cấm vận dầu mỏ Nga

    04:30, 07/02/2023

  • "Nước cờ độc” của phương Tây với dầu mỏ Nga

    04:30, 05/01/2023

  • Thế khó của G7 khi cấm vận dầu mỏ Nga

    Thế khó của G7 khi cấm vận dầu mỏ Nga

    04:30, 28/06/2022

  • “Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

    “Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

    12:06, 05/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Nỗi lo thầm lặng của châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO