Xuất khẩu khí đốt giảm mạnh, Nga đủ sức kéo dài chiến sự Ukraine?

TRƯỜNG ĐẶNG 29/04/2023 04:00

Xuất khẩu khí đốt của Nga có thể sụt giảm thêm 50% vào năm 2023. Theo nhiều chuyên gia, điều đó có thể sẽ gây ra tác động lớn đến chiến sự Nga - Ukraine.

Ông Putin đang phải

Ông Putin đang phải "đau đầu" tính toán nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga

Ngành khí đốt Nga gặp khó

Theo các dự báo của chuyên gia Nga và quốc tế, dòng khí đốt ra nước ngoài theo đường ống của Nga có thể giảm tới 50% về khối lượng trong năm 2023.

Triển vọng này tiếp tục là đòn đau cho Nga sau khi nước này chứng kiến sự sụt giảm doanh thu đáng kể của một ngành kinh tế trọng yếu trong năm 2022. Năm ngoái, xuất khẩu khí đốt của Nga đã sụt giảm 25%, còn 184 tỷ mét khối, do các lệnh trừng phạt của châu Âu liên quan đến chiến sự Nga – Ukraine.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Lộ diện "nhân tố mới" Hàn Quốc

Kể từ chiến sự Nga- Ukraine bùng nổ, châu Âu – khách hàng chính cho dòng khí đốt Nga – đã từ chối tiếp nhận phần lớn sản phẩm từ Nga nhằm cắt đứt nguồn thu cho chiến tranh của Moscow. Nhưng Nga đã đối phó “tốt một cách đáng ngạc nhiên” với các lệnh cấm dầu thô của phương Tây.

Bằng cách hợp tác với một số đối tác chính như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, dòng dầu bị chặn sang châu Âu của Nga không bị ứ đọng và vẫn tiếp tục đóng góp lớn vào ngân sách của Moscow, bất chấp họ phải chiết khấu sâu hơn cho các khách hàng.

Các biện pháp cấm vận Nga của Mỹ và châu Âu bắt đầu phát huy tác dụng

Các biện pháp cấm vận Nga của Mỹ và châu Âu bắt đầu phát huy tác dụng

Thế nhưng, việc tìm kiếm khách hàng mới cho khí đốt khó khăn hơn nhiều vì phần lớn nhiên liệu vẫn được vận chuyển qua các đường ống cố định. Vận chuyển bằng tàu biển đòi hỏi nhiều chi phí và trang thiết bị hiện đại – thứ mà Nga thua kém năng lực hơn so với Mỹ, Qatar hay Australia.

Lựa chọn khả dĩ của Nga để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu này là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Nga vẫn xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc bằng đường ống Power of Siberia 1, và hai nước cũng đang chuẩn bị xây dựng một đường dẫn khác. Nhưng tại thời điểm này, Trung Quốc chỉ là một phần nhỏ trong tỷ trọng xuất khẩu khí đốt của Nga.

Tác động đến chiến sự Nga – Ukraine?

Th nht, triển vọng tiêu cực này chắc chắn sẽ tác động đến nguồn lực tài chính mà Moscow đang cần huy động cho cuộc chiến tại Ukraine.

Nguồn thu sụt giảm nhưng nhu cầu mua sắm vũ khí của Moscow ngày càng tăng. Không chỉ chiến trường Bakhmut, quân đội Nga đang cần tăng tốc chuẩn bị lực lượng phòng thủ khi Ukraine đang đứng trước một cuộc phản công lớn vào cuối năm nay.

Sau một năm, tác động của các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây mới bắt đầu lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế Nga. Chi phí khổng lồ cho bộ máy chiến tranh, cộng với nền sản xuất đình đốn do bị cắt đứt các nguồn nguyên liệu và tài chính từ nước ngoài đang khiến nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn.

Khi ngành sản xuất quốc phòng trong nước gặp khó, Moscow phải tính đường tăng cường hỏa lực bằng các kho vũ khí của đồng minh. Gần đây, Nga được cho đã mua hàng trăm ngàn quả đạn pháo và tên lửa từ Bắc Triều Tiên để phục vụ chiến trường.

Ukraine sẽ có lợi thế nào trước các động thái mới của Nga?

Ukraine sẽ có lợi thế nào trước các thông tin mới từ kinh tế Nga?

Nhưng nguồn thu ngoại tệ tiếp tục bị hạn chế sẽ đẩy Moscow đến nguy cơ không còn nguồn lực để mua sắm vũ khí từ nước ngoài. Trong bối cảnh Ukraine đang tiếp nhận ngày càng nhiều vũ khí đạn dược của phương Tây để tiến hành phản công, Moscow sẽ phải “tiết kiệm” hơn để tập trung nguồn lực cho các cứ điểm phòng thủ hiện đang chiếm giữ.

Th hai, Moscow sẽ “phụ thuộc” Bắc Kinh nhiều hơn, bao gồm cả vấn đề hòa đàm Nga – Ukraine. Với tình cảnh khó khăn của ngành khí đốt Nga hiện nay, Trung Quốc sẽ càng có đòn bẩy để gây áp lực với Moscow trên nhiều vấn đề.

Kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra, Trung Quốc là cường quốc lớn nhất đứng về phía Nga. Tổng giá trị thương mại giữa hai nước đã tăng gần 30% trong năm ngoái lên 185 tỷ USD, khi Nga chuyển hướng bán dầu thô sang Trung Quốc. Với vị thế đó, Bắc Kinh có thể bổ sung vào kho dự trữ quốc gia hàng tỉ mét khối khí đốt với giá rẻ nếu họ ép Moscow tăng mức chiết khấu.  

>>Lúa mỳ Ukraine - "ngọn lửa" âm ỉ mới trong lòng châu Âu

Xa hơn, vị thế gia tăng của Trung Quốc sẽ cho phép nước này nhiều quyền quyết định hơn cho triển vọng hòa đàm Nga – Ukraine. Bắc Kinh đã tỏ ý muốn là bên hòa giải cho 2 nước, nhưng việc Tổng thống Putin quá cứng rắn là một trở ngại lớn.

Tuy nhiên, với các động thái mới, Bắc Kinh có quyền yêu cầu Nga bước vào hòa đàm với các điều kiện đơn giản hơn, để đổi lại việc tăng cường thêm các hỗ trợ kinh tế cho Moscow.

Có thể thấy, việc các ngành xuất khẩu chủ lực của Nga đang gặp khó có thể là tín hiệu vui đối với Kiev, khi quân đội Nga phải tiết kiệm hỏa lực cho các trận chiến quan trọng hơn. Đồng thời, nếu Kiev và đồng minh có thể thuyết phục được Trung Quốc gây áp lực với Nga, có lẽ triển vọng về một hòa đàm cho xung đột sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Lộ diện

    Chiến sự Nga - Ukraine: Lộ diện "nhân tố mới" Hàn Quốc

    04:00, 27/04/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

    03:30, 18/04/2023

  • Mỹ còn “lựa chọn” nào để kết thúc chiến sự Nga - Ukraine?

    Mỹ còn “lựa chọn” nào để kết thúc chiến sự Nga - Ukraine?

    04:00, 16/04/2023

  • NATO

    NATO "lục đục" nội bộ vì chiến sự Nga - Ukraine

    04:00, 15/04/2023

TRƯỜNG ĐẶNG