NATO "lục đục" nội bộ vì chiến sự Nga - Ukraine

Diendandoanhnghiep.vn Những "hục hặc" vừa qua giữa Mỹ và các nước trong khối NATO đã nêu bật lên khó khăn mà khối này phải giải quyết nếu muốn tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.

NATO cần sự thống nhất cao trong chiến lược hỗ trợ cho Ukraine

NATO cần sự thống nhất cao trong chiến lược hỗ trợ cho Ukraine

Trong một động thái lạ, Mỹ vừa áp đặt lệnh trừng phạt lên Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB) của Hungary – một thành viên NATO. Những cáo buộc của Bộ Tài chính Mỹ đối với IIB là rất nghiêm trọng, gọi đây là “cơ chế tham nhũng và tài chính bất hợp pháp” cũng như là một “trung tâm tình báo” của Nga nằm trong lòng châu Âu, đặc biệt là khu vực Trung Âu và Tây Balkan.

>> "Lợi ích" không ngờ cho Ukraine từ vụ rò rỉ tài liệu mật

Những động thái cứng rắn của Mỹ đối với một đồng minh châu Âu như hé lộ mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trong khối NATO liên quan đến chiến sự Nga- Ukraine.

Quan hệ Mỹ - Hungary "nổi sóng"

Lệnh trừng phạt mới của Mỹ tiếp tục hé lộ mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Budapest. Theo hồ sơ mật mới bị rò rỉ gần đây, Thủ tướng Hungary Viktor Orban còn cho rằng chính quyền Biden là một trong “3 đối thủ hàng đầu” của ông.

Ông Orban được cho là có quan hệ tốt đẹp hơn với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính phủ Hungary cũng đang tập trung củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với phe cánh hữu Mỹ.

Quan hệ Mỹ và Hungary đang ở trong giai đoạn nguội lạnh xung quanh vấn đề Ukraine

Quan hệ Mỹ và Hungary đang ở trong giai đoạn "nguội lạnh" xung quanh vấn đề Ukraine

Tháng trước, Tổng thống Hungary Katalin Novák đã tới Mỹ để gặp Thống đốc Florida Ron DeSantis – một ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiềm năng của Đảng Cộng hòa, hay chuẩn bị tổ chức Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ Hoa Kỳ năm thứ hai. Điều này rõ ràng khiến chính quyền Biden và đảng Dân chủ vô cùng tức giận. Ngay trong tuần này, Đại sứ Mỹ tại Hungary, David Pressman, công khai cáo buộc ông Orban có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hay Hungary cũng là quốc gia EU duy nhất không được Mỹ mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Dân chủ vào tháng trước.

Washington từ lâu đã nghi ngờ mối quan hệ của Budapest với Moscow, sau khi Hungary thường xuyên trở thành lực cản cho các chiến lược của NATO, bao gồm việc chặn gói viện trợ 120 tỷ USD cho Ukraine hay gây khó khăn cho NATO trong kết nạp thêm 2 thành viên mới. Trước đó, chính quyền Budapest đã bất chấp các lệnh cấm mua dầu của Mỹ và phương Tây để tìm cách mở rộng quan hệ năng lượng với Moscow.

Thổ Nhĩ Kỳ - một nhân tố "khó đoán"

Kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia NATO gần gũi với Moscow nhất. Không chỉ tiếp tục thu mua dầu mỏ của Nga, các tỉnh biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ còn là nơi để người Nga di cư sang làm ăn và gửi tiền trở lại đất nước. Chỉ riêng năm ngoái, có hơn 1.300 doanh nghiệp do người Nga làm chủ đã được mở mới ở Thổ Nhĩ Kỳ; hơn 155.000 người Nga đã được cấp giấy phép cư trú, theo dữ liệu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Là một trong những thành viên lớn nhất của NATO, nhưng chính phủ Istanbul lại đang duy trì và thậm chí làm sâu sắc hơn quan hệ với Nga. Và điều đó đang gây “đau đầu” cho giới chức Mỹ và phương Tây.

Mỹ cũng

Mỹ cũng "đau đầu" trước mối quan hệ phức tạp của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Ukraine

Một mặt, Istanbul cố gắng hỗ trợ về mặt quân sự cho Ukraine. Năm ngoái, nước này chuyển giao hàng chục xe thiết giáp chống mìn, hay máy bay không người lái cho quân đội của Kiev – vũ khí đã gây ra nhiều tổn thất cho lực lượng Nga. Đồng thời, Istanbul cũng giúp thúc đẩy một thỏa thuận cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine ra khỏi các cảng Biển Đen.

>> Crimea- "nút thắt" chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine

Nhưng mặt khác, Nga được cho là nước hưởng lợi lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, đã tăng cường mua khí đốt và dầu mỏ của Nga, đồng thời đóng góp một phần để Nga tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điều mà NATO quan ngại nhất, là Thổ Nhĩ Kỹ không dốc hết sức lực để hỗ trợ cho Ukraine, bởi họ sẽ không đánh đổi sự cân bằng trong quan hệ giữa hai phía như hiện nay.

Ông Kerim Has, chuyên gia độc lập về Nga ở Moscow, cho biết. “Viện trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn là có, nhưng nó không vượt qua ranh giới đỏ của Moscow. Thổ Nhĩ Kỳ không gửi xe tăng hay máy bay chiến đấu. Đó là mức độ có thể chấp nhận được đối với điện Kremlin.”

Điều này có nghĩa áp lực viện trợ sẽ lại đè nặng lên vai Mỹ và các trụ cột của NATO như Đức, Pháp. Đây là một vấn đề lớn khi NATO đang lên kế hoạch cải tổ, dự kiến sẽ được thảo luận vào tháng 7 năm nay, trong đó đề xuất trách nhiệm và chi tiêu quốc phòng lớn hơn để thực hiện tham vọng kiềm chế Nga ở bờ Đông.

Rõ ràng, các thành viên NATO “khó đoán” như Hungary hay Thổ Nhĩ Kỳ đang gây áp lực lớn lên chính sách tiếp cận vấn đề Ukraine của khối NATO. Quyền phủ quyết của các nước này có thể sẽ là lực cản cho các kế hoạch đầy tham vọng của Mỹ, nhất là khi các chuyên gia cho rằng Washington sẽ phải tăng tốc viện trợ để khôi phục lại niềm tin từ Kiev.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NATO "lục đục" nội bộ vì chiến sự Nga - Ukraine tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714395201 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714395201 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10