Chiến sự Nga - Ukraine "tiếp lửa" cho ngành vũ khí Đức

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc chiến Nga – Ukraine đã gây ra những hậu quả lớn cho nền kinh tế thế giới, nhưng một lĩnh vực đang được hưởng lợi, đó là ngành công nghiệp quốc phòng của phương Tây, với Đức là một ví dụ.

Ngành vũ khí Đức đóng vai trò quan trọng cho Ukraine

Ngành vũ khí Đức đóng vai trò quan trọng cho Ukraine trong chiến sự với Nga

Tại khu rừng hoang vắng giữa Hamburg và Hanover (Đức) là bãi thử vũ khí của tập đoàn Rheinmetall AG. Tiếng nổ rền vang từ súng, đạn pháo xuất hiện ngày một nhiều hơn kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra. Đây là tín hiệu cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Đức đang phát triển mạnh trở lại, theo tờ Bloomberg.

Sự bùng nổ của công nghiệp quốc phòng Đức

Tháng 2/2022, Quốc hội Đức họp khẩn cấp ba ngày, kết thúc với tuyên bố bước ngoặt về việc bỏ lệnh cấm đưa vũ khí hạng nặng vào các khu vực xung đột. 100 tỷ euro ngân sách đã được đề xuất để nâng cấp cho lực lượng quốc phòng Đức và hỗ trợ Ukraine.

>> "Hiểm họa" ít ngờ của ngành sản xuất vũ khí Mỹ

Trước nhu cầu cung cấp vũ khí đạn dược ngày càng lớn, Berlin đã hối thúc các tập đoàn quân sự nắm lấy thời cơ. Đến cuối năm 2022, Đức xuất khẩu lượng vũ khí trị giá 8,35 tỷ euro, cao thứ hai trong lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức. Trong đó, Ukraine nhận được phần lớn vũ khí hạng nặng và thiết bị quân sự với tổng trị giá khoảng 2,24 tỷ euro.

Tờ Bloomberg thậm chí nhận đinh, “Các nhà cung cấp vũ khí của Đức đang trải qua một thời kỳ bội thu, bất chấp tâm lý phản đối của công chúng”.

Năm ngoái, Đức đứng thứ sáu về xuất khẩu vũ khí, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Thương vụ lớn nhất là bán cho Israel ba tàu ngầm tối tân do công ty Thyssenkrupp Marine Systems sản xuất, với giá 1 tỷ euro mỗi chiếc.

Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng vọt kể từ sau chiến sự tại Ukraine

Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng vọt kể từ sau chiến sự tại Ukraine. ĐVT: triệu chiếc

Thế nhưng, rất ít người biết đến tên tuổi và tình hình kinh doanh của các nhà sản xuất, như Krauss-Maffei Wegmann, Hensoldt hay Diehl. Có một sự nhạy cảm lớn trong công chúng về sản xuất quốc phòng và đó là lý do giao dịch của các nhà thầu quân sự đều không được công khai.

Trong số này, Rheinmetall dường như là công ty ít kín tiếng nhất. Cổ phiếu của tập đoàn đã tăng gần gấp ba lần kể từ tháng 2 năm ngoái, đưa vốn hoá thị trường hiện lên hơn 10 tỷ euro. Tháng 3 vừa qua, tập đoàn đã báo cáo doanh thu kỷ lục 26,6 tỷ euro.

Hiện tại, Rheinmetall đang bổ sung một dây chuyền lắp ráp vũ khí mới với chi phí hơn 10 triệu euro. Mới đây, công ty cũng tiết lộ một đơn đặt hàng trị giá “hàng trăm triệu euro” cho 300.000 viên đạn 35mm mà Đức đặt cho Ukraine.

Sự bí ẩn của các nhà thầu đi ngược lại với danh tiếng của các sản phẩm. Theo các báo cáo từ chiến trường, lực lượng không quân Ukraine ngạc nhiên trước tỷ lệ thành công 100% của hệ thống phòng không IRIS-T, được trang bị tên lửa dẫn đường hồng ngoại di chuyển với tốc độ gấp ba lần âm thanh. Hay khả năng của xe tăng phòng không Gepard và pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 được cho là mạnh và nhanh nhất trên thế giới. 

Đường lối nhiều tranh cãi

Sự thành công của các công ty ngành vũ khí Đức mặt khác đang kéo theo các nỗi lo cho người dân Đức. Suốt một thời gian dài sau thế chiến 2, lĩnh vực quốc phòng của Berlin đã bị kìm hãm bởi chính sách phi quân sự hóa và tâm lý công chúng trong và ngoài nước.

Thế nhưng, chiến sự Nga- Ukraine đã làm thay đổi tất cả. Nguy cơ an ninh hiện hữu từ Nga khiến chính phủ Đức mạnh dạn vượt ra khỏi ranh giới nhạy cảm này.

Dù vậy, chính quyền Đức cho tới nay vẫn chọn một cách tiếp cẩn trọng trong cung cấp vũ khí cho Ukraine, đến nỗi các đồng minh nước ngoài phải lên tiếng chỉ trích sự chậm trễ của Berlin.

Khí tài Đức nhận được đánh giá cao từ giới quân sự

Khí tài Đức nhận được đánh giá cao từ giới quân sự

>> Toan tính của Nga khi triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus

Tâm lý của người dân được cho là nguyên nhân sâu xa của việc này. Đại đa số cử tri Đức vẫn chưa quên được những dư âm của lịch sử thế chiến 2 với sự tham gia của giới quân sự nước này.

Bị phi quân sự sau năm 1945, nhưng trong thời Chiến tranh Lạnh, lực lượng quốc phòng Đức lại được thành lập và trở thành nòng cốt để NATO chống lại Liên Xô. Quy mô của nó có lúc lên tới nửa triệu quân nhân và 7.000 xe tăng chiến đấu.

Thế nhưng sau chiến tranh Lạnh, sự ác cảm của người dân lớn đến nỗi các lực lượng vũ trang kết hợp của Đức bị xóa sổ, nghĩa vụ quân sự bắt buộc bị bãi bỏ và chi tiêu quốc phòng bị cắt giảm. Thậm chí, theo các chuyên gia, vai trò của Bộ quốc phòng Đức đã mờ nhạt.

Cho tới hiện nay, kể cả khi xung đột tại Ukraine đang nóng bỏng, thì đa số người Đức vẫn phản đối việc gửi vũ khí ra nước ngoài. Một “bản tuyên ngôn vì hòa bình” kêu gọi chấm dứt ngay việc vận chuyển vũ khí và áp đặt lệnh ngừng bắn đã thu hút hơn 750.000 người đủ tầng lớp ký tên.

Thế nhưng không chỉ Đức, nhiều quốc gia khác cũng đang lao vào cuộc chạy đua vũ trang với lý do tăng cường an ninh. Điều này rõ ràng là một tín hiệu đáng lo ngại cho an ninh thế giới, khi các kịch bản xung đột và đối đầu giữa các cường quốc ngày càng trở nên rõ rệt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine "tiếp lửa" cho ngành vũ khí Đức tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714387072 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714387072 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10