Nga có thể chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus sau tuyên bố của Tổng thống Putin. Điều này khiến Ukraine và đồng minh phương Tây bị thách thức.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Khó khai hỏa vũ khí hạt nhân
Tuyên bố mới đây của Tổng thống Nga, Putin về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus nhằm chứng minh khẳng định trước đó: “Nga sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để chống lại các cuộc tấn công từ đối phương”.
Theo hãng tin AP, Moscow đã nâng cấp 10 máy bay của Belarus để có thể mang vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Moscow cung cấp cho Minks hệ thống tên lửa tầm ngắn Iskander có thể sử dụng loại tên lửa thông thường, hoặc gắn đầu đạn hạt nhân.
Động thái của Nga góp phần làm lung lay Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ký kết năm 1968. Lý do của Kremlin là chính Mỹ cũng từng lợi dụng kẻ hở của NPT để chia sẽ vũ khí này cho Đức, Hà Lan, Bỉ, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyên gia phân tích của tờ The Guardian lý giải: Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Mỹ với các đồng minh cũng như thỏa thuận giữa Nga với Belarus đã vượt qua các hạn chế của NPT bằng cách không chính thức chuyển giao quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân được lưu trữ cho chính phủ sở tại cho đến khi có chiến tranh. Do đó, về cơ bản NPT chưa bị phá vỡ!
Tuy vậy, trên thực tế, vũ khí hạt nhân coi như đã được phổ biến khi Mỹ và Nga triển khai chúng ở bên ngoài lãnh thổ. Lần này, động cơ của Moscow là răn đe Ukraine; phát cảnh báo cứng rắn đến những đồng minh đang tuồn vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Belerus có chung đường biên giới với 3 quốc gia thuộc NATO, Latvia, Litva và Ba Lan; đồng thời rất gần với thủ đô Kiev của Ukraine. Rõ ràng, việc có thêm một kho hạt nhân trong lòng châu Âu đang “nóng như lò lửa” khiến nhiều bên lo ngại.
>> Chiến sự Nga- Ukraine sẽ khơi dậy chạy đua hạt nhân?
Từ Belarus, Nga dễ dàng tấn công các mục tiêu thuộc miền Trung và miền Tây Ukraine; hành động này cũng nâng cao khả năng Moscow sẽ tấn công cục bộ các thành viên NATO bằng hạt nhân chiến lược. Ông Medvedev - Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Nga nói rằng: “mỗi ngày phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine khiến ngày tận thế hạt nhân đến gần hơn”.
Điều thế giới phương Tây cảm thấy lo ngại nhất chính là Nga sẽ kích hoạt “học thuyết hạt nhân” khi lãnh thổ của họ bị xâm phạm. Một trong những vùng lãnh thổ nhạy cảm là Crimea.
Ngay chính “đầu tàu” Mỹ cũng chỉ muốn duy trì chiến tranh ở trạng thái vừa phải, tức là gói gọn không gian xung đột ở miền Đông Ukraine để dễ dàng chọn cách tiếp cận từng bước một.
Điều có nghĩa rằng, phương Tây không muốn leo thang chiến tranh - mà hành động của Nga ở Belarus thực sự khiến NATO, Mỹ và châu Âu cân nhắc liều lượng viện trợ trong giai đoạn tới. Nói cho cùng, để xảy ra chiến tranh hạt nhân là thất bại cho tất cả!
Dễ thấy rằng, trong 80 năm qua, vũ khí hạt nhân là quân bài chiến lược uy lực nhất trong tất cả công nghệ chiến tranh từng được con người phát minh. Lần này với chiến sự Nga - Ukraine, vũ khí hạt nhân lại được mang ra “lau chùi”.
Dường như nỗ lực phi hạt nhân đang thất bại, tổng lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu có thể đã tăng mạnh kể từ sau “chiến tranh Lạnh”. Trong tình hình thế giới nguy hiểm như thùng thuốc súng, người ta lại rùng mình đặt câu hỏi: Đến cuối cùng, mấy cường quốc trên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để định đoạt cục diện?
Có thể bạn quan tâm