Chiến sự Nga - Ukraine: Lý do NATO chưa kết nạp Ukraine

TRƯỜNG ĐẶNG 21/05/2023 04:00

Việc NATO có kết nạp Ukraine hay không trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine leo thang đang thu hút sự chú ý của nhiều người.

NATO cần suy nghĩ lại khả năng gia nhập khối của Kiev?

Ukraine đang rất muốn gia nhập NATO

Vào tháng 7 này, các nhà lãnh đạo NATO sẽ tập trung tại Vilnius để tham dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm. Chủ đề năm nay hứa hẹn sẽ "nóng bỏng" xung quanh con đường trở thành thành viên NATO của Ukraine.

Bài học từ quá khứ

Ông John R. Deni, chuyên gia hàng đầu về an ninh của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Hội đồng Atlantic, cho rằng các bài học quá khứ đã chỉ ra rằng chính việc lôi kéo các quốc gia hậu Xô Viết của NATO là điều đã gây bất ổn an ninh trong khu vực.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc

Năm 2008, tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucharest (Romania), Ukraine và Gruzia đã trở thành 2 quốc gia duy nhất trong  lịch sử 74 năm của NATO được hứa hẹn trở thành thành viên cuối cùng mà không kèm theo điều kiện.

Đối với Điện Kremlin, sự ưu ái “bất thường” này rõ ràng là một nguy cơ đáng lo ngại từ NATO, bất chấp liên minh quân sự đang trong giai đoạn 25 năm suy giảm về chi tiêu quốc phòng và năng lực chiến đấu.  

Ukraine và Gruzia từng bị Nga nhắm tới sau những ưu ái của NATO về việc gia nhập

Ukraine và Gruzia từng bị Nga nhắm tới sau những ưu ái của NATO về việc gia nhập

Kết quả là, vào năm 2008, Nga đã tấn công Gruzia, chiếm đóng Nam Ossetia và Abkhazia kể từ đó. Năm 2014, Nga cũng sát nhập Crimea của Ukraine và một phần của Luhansk và Donetsk sau các chiến dịch quân sự đặc biệt.

Có sự khác biệt rõ rệt về phản ứng của Nga đối với việc Phần Lan gia nhập NATO mới đây. Dù vẫn đưa ra một số tuyên bố cứng rắn, nhưng về cơ bản Moscow gần như im lặng bất chấp việc biên giới chung với khối NATO kéo dài thêm 830 dặm.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, Moscow dường như quan tâm đến việc mất ảnh hưởng trong các không gian hậu Xô Viết hơn là với một NATO mở rộng như từng tuyên bố.

NATO còn thận trọng vì điều gì?

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu đúng như vậy, NATO rõ ràng phải xem xét lại kế hoạch kết nạp Ukraine trong các chương trình sắp tới, nếu phương Tây không muốn chứng kiến thêm nhiều xung đột với Nga.

Đầu tiên, việc NATO hoãn kế hoạch kết nạp Ukraine sẽ đóng vai trò “gỡ nút thắt” cho triển vọng kết thúc chiến sự Nga- Ukraine.

Ý chí và năng lực quân sự của Kiev có thể ngày càng mạnh mẽ, nhưng quân đội Ukraine khó có thể đánh bại toàn bộ quân đội Nga và đạt được hết các mục tiêu đề ra. Thay vào đó, một thỏa thuận chính trị cuối cùng là con đường khả thi nhất để kết thúc chiến tranh.

Nếu hai bên kéo dài chiến tranh, sẽ không có lợi cho tất cả các bên. Nhân mạng, tiền của và cả nền kinh tế thế giới đang bị tác động lớn từ sự kiện này. Khi hai bên không có lý do để ngừng bắn, chiến sự Nga- Ukraine có nguy cơ trở thành cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2.

Nga sẽ tung hết sức nếu Kiev và NATO tiếp tục xích lại gần nhau?

Nga có thể sẽ dốc toàn lực cho chiến sự ở Ukraine nếu Kiev và NATO tiếp tục xích lại gần nhau

Thứ hai, việc biến một phần lịch sử của Nga trở thành đối thủ không đội trời chung, NATO sẽ cung cấp cho Tổng thống Putin cái cớ để huy động mọi sức mạnh mà người Nga đang có.

Trong hoàn cảnh đó, uy tín chính trị của ông Putin tại nước Nga sẽ được củng cố khi lời “tiên tri” của ông về nguy cơ NATO trở thành hiện thực. Giới chuyên gia cho rằng đó sẽ là lúc cuộc chiến hạt nhân sẽ được khơi mào nếu Nga thất thế khi chiến đấu bằng vũ trang thông thường.

Cuối cùng, giới chuyên gia cho rằng, việc mời Ukraine gia nhập NATO là châu Âu đã bỏ qua thực tế rằng Kiev chưa sẵn sàng về mặt chính trị.

>>Dầu Nga sẽ gây "xích mích" EU- Ấn Độ?

Freedom House, một tổ chức cổ xúy các giá trị dân chủ nhân quyền phương Tây, mới chỉ đánh giá Ukraine là “tự do một phần” bởi sự thiếu minh bạch, tham nhũng và thiếu độc lập tư pháp. Nước này đã cố gắng thay đổi sau cuộc bầu cử năm 2019 sau khi ông Volodymyr Zelensky được bầu làm Tổng thống. Nhưng với cuộc xung đột với Nga, rõ ràng Ukraine chưa có được sự chuẩn bị cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị của NATO.

Vì tất cả những lý do này, các chuyên gia cho rằng việc lôi kéo Ukraine vào quỹ đạo của NATO lúc này là quá sớm. Thay vào đó, cả phương Tây và Kiev nên tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt: đảm bảo Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc

    03:30, 20/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Gió sẽ đổi chiều" nếu Ukraine được cấp máy bay F-16

    03:00, 17/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Nhân tố mới bất ngờ thay đổi cục diện

    Chiến sự Nga - Ukraine: Nhân tố mới bất ngờ thay đổi cục diện

    04:00, 13/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

    Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

    04:00, 11/05/2023

TRƯỜNG ĐẶNG