Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung leo thang
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang có những leo thang mới và có thể sẽ không sớm kết thúc.
>>>Gay cấn cuộc đua AI Mỹ - Trung Quốc
Bắc Kinh vừa cấm nhà sản xuất chip Micron Technology có trụ sở tại Boise, Idaho, Mỹ bán vi mạch cho các công ty nội địa của nước này, làm leo thang thêm căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mặc dù Trung Quốc đã không đưa ra chi tiết về những rủi ro mà họ cho rằng các sản phẩm của Micron gây ra cho an ninh quốc gia của họ. Tuy nhiên, một tuyên bố của Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết việc xem xét các sản phẩm của Micron theo Luật An ninh mạng đã phát hiện ra “các rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng, gây rủi ro bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc”.
Điều này có nghĩa là các nhà điều hành cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng ở Trung Quốc sẽ ngừng mua sản phẩm từ nhà sản xuất chip nhớ nước Mỹ. Trong vài giờ sau thông báo, cổ phiếu của Micron đã giảm, công ty là nhà sản xuất chip lớn thứ 13 thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường là 74,6 tỷ USD.
Ba ngày trước thông báo của Bắc Kinh, Micron, như thể đoán trước được lệnh cấm, họ cho biết sẽ đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD vào Nhật Bản để sản xuất chip thế hệ tiếp theo. Động thái này cho thấy sự nhạy bén của Micron trong việc duy trì chuỗi cung ứng trên thị trường châu Á.
Micron cung cấp chip nhớ cho nhà máy sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc.
>>>Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Tiếp theo là Fintech?
>>>Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Kế hoạch của Bắc Kinh?
Trên thực tế, động thái này của Bắc Kinh diễn ra chỉ sáu tháng sau khi chính phủ Mỹ cấm phê duyệt thiết bị từ Huawei và ZTE của Trung Quốc, nói rằng họ gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được” đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ.
Các công ty Trung Quốc khác bị cấm vận chuyển sản phẩm của họ sang Mỹ bao gồm nhà sản xuất thiết bị giám sát Dahua, công ty giám sát video Hikvision và công ty viễn thông Hytera Communications.
Washington từ lâu đã khẳng định rằng các công ty công nghệ Trung Quốc đã theo dõi người Mỹ. Vào tháng 2, Nhà Trắng được cho là đã xem xét lệnh cấm đầu tư của nước này vào các công nghệ cao cấp của Trung Quốc như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, 5G và chất bán dẫn tiên tiến.
Không rõ khi nào quy định nói trên có hiệu lực, nhưng tháng 9 năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cấm các công ty công nghệ Mỹ do liên bang tài trợ xây dựng các cơ sở tiên tiến ở Trung Quốc trong vòng một thập kỷ. Nước này có kế hoạch trị giá 53 tỷ USD để sản xuất chất bán dẫn tại địa phương.
Một nghiên cứu do Barclays công bố vào tháng 11 năm ngoái cho biết, Trung Quốc có thể mất 0,6% GDP vì những căng thẳng này và chứng kiến giá trị đồng tiền của nước này giảm 3% so với đồng đô la Mỹ. Huawei trước đó cho biết họ ghi nhận khoản lỗ 30 tỷ USD hàng năm trong hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong khi đó ở Mỹ, cuộc đối đầu đang gây ra thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng xấu đến các công ty công nghệ dựa vào vi mạch để đổi mới và cải tiến sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Căng thẳng Nga-Ukraine bao trùm cuộc gặp của quan chức cấp cao Mỹ-Trung Quốc
01:16, 15/03/2022
Căng thẳng Mỹ-Trung và nguy cơ phụ thuộc chip vào Đài Loan
03:30, 29/03/2021
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Tiếp theo là Fintech?
05:21, 09/10/2020
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Kế hoạch của Bắc Kinh?
05:04, 05/10/2020
Lĩnh vực trò chơi điện tử - "đích" tiếp theo của cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung
07:19, 04/10/2020