Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Tiếp theo là Fintech?

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp fintech hàng đầu của Trung Quốc có thể là mục tiêu tiếp theo của chính quyền Trump, mặc dù họ có rất ít sự hiện diện tại nơi đây.

Trong khi Bắc Kinh liên tục phàn nàn với WTO rằng nỗ lực của Chính quyền Trump trong việc cấm TikTok là “vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế”, chính quyền Trump vẫn không chậm lại trong cuộc tấn công kinh tế vào ngành công nghệ Trung Quốc.

Ant Group của tỷ phú Jack Ma có thể sẽ là thực thể tiếp theo bị hạn chế tại Mỹ.

Ant Group của tỷ phú Jack Ma có thể sẽ là thực thể tiếp theo bị hạn chế tại Mỹ.

Mới đây nhất, theo nguồn tin từ Bloomberg, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét thắt chặt các hạn chế đối với Ant Group và Tencent do những lo ngại về an ninh quốc gia từ các giải pháp thanh toán của họ gây ra, một động thái tiếp theo nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc.

Vẫn là các câu chuyện liên quan đến vấn đề an ninh và bảo mật của nước Mỹ. Trong những tuần gần đây, các quan chức cấp cao trong Nhà Trắng đã liên tục thảo luận về “những hạn chế tiềm năng” đối với các nền tảng thanh toán kỹ thuật số lớn nhất của Trung Quốc.

Chính quyền Trump hoàn toàn có cơ sở để lo ngại rằng, một khi Ant Group và Tencent thống trị lĩnh vực fintech trên toàn cầu, Trung Quốc sẽ có quyền truy cập vào các dữ liệu ngân hàng và thông tin cá nhân nhạy cảm khác của người dùng.

Tất nhiên, một ý tưởng về việc cấm đoán hạn chế của Mỹ với các nền tảng fintech trên vẫn còn đang được bàn bạc và xem xét kỹ càng. Một mặt chính quyền Trump còn chưa thể tìm ra được một cơ chế và cách tiếp cận hợp pháp, một mặt Tổng thống Donald Trump còn đang trong giai đoạn điều trị COVID-19. Tuy vậy, một số động thái đang cho thấy những dấu hiệu của sự cẩn trọng từ nước Mỹ.

Rõ ràng, ở thời điểm này, một động thái như vậy sẽ đánh dấu một sự xấu đi mới trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã bị rạn nứt bởi các tranh chấp về thương mại, quyền tự chủ của Hồng Kông, an ninh mạng và sự lây lan của COVID-19.

Bước đi này cũng sẽ minh họa cái cách mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump hiện đang tìm cách ngăn chặn các công ty Trung Quốc khắc sâu vào hệ thống tài chính của Mỹ trước khi chúng trở thành một mối đe dọa đáng kể.

Trên thực tế, Ant Group là nhà điều hành ứng dụng thanh toán di động và quản lý tài sản Alipay với hơn 1,2 tỷ người dùng, sẽ niêm yết tại Hồng Kông và Trung Quốc trong tháng này, tránh sàn giao dịch của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. 

Ant Group chuẩn bị niêm yết tại Hồng Kông và Trung Quốc trong tháng này.

Ant Group chuẩn bị niêm yết tại Hồng Kông và Trung Quốc trong tháng này.

Vụ IPO bom tấn được mong đợi từ lâu, kỳ vọng có thể huy động lên tới 35 tỷ USD, vượt qua cả kỷ lục của Saudi Aramco với 29,4 tỷ USD.

Đối với Tencent, có lẽ chính quyền Trump đã để mắt từ lâu với việc đưa ra những hạn chế với WeChat, một ứng dụng của Tencent. Hệ thống thanh toán của Tencent, WeChat Pay, một ứng dụng chạy bên trong nền tảng WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến đã bị chính quyền Trump lên kế hoạch cấm cùng với TikTok mới đây. 

Doanh thu từ fintech và dịch vụ kinh doanh của Tencent tăng 30% so với cùng kỳ năm trước lên 30 tỷ NDT (4,4 tỷ USD) trong quý 2 năm 2020. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của hãng này giảm nhẹ 0,37% xuống còn 533 HKD vào thứ năm.

Trong khi đó, cổ phiếu của Alibaba, công ty sở hữu một phần ba Ant, kết thúc giao dịch tăng 1,4% ở mức 296,50 USD tại New York vào thứ Tư, cho thấy rằng các nhà đầu tư không thấy bất kỳ sự suy giảm tài chính nào đối với công ty. Doanh thu của Ant có được 95% từ Trung Quốc.

Mặc dù cả hai nền tảng thanh toán Alipay của Ant và WeChatPay của Tencent đều được sử dụng chủ yếu bởi các công dân Trung Quốc có tài khoản bằng đồng nhân dân tệ. Hầu hết các tương tác của họ với Mỹ là với các thương gia Hoa Kỳ chấp nhận thanh toán từ du khách và doanh nghiệp Trung Quốc.

"Siêu ứng dụng" WeChat cùng nền tảng thanh toán WeChatPay có thể sẽ chịu chung số phận.

Người phát ngôn của Ant Group cho biết: "Hoạt động kinh doanh của Ant Group chủ yếu ở Trung Quốc và chúng tôi rất vui mừng về triển vọng tăng trưởng của mình tại thị trường nơi đây. Sứ mệnh của chúng tôi là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm thông qua việc phục vụ người tiêu dùng bình thường và các doanh nghiệp nhỏ”.

Vẫn chưa rõ mọi việc sẽ đi đến bước nào nhưng rõ ràng những động thái của chính quyền Trump đang tạo ra ảnh hưởng cần thiết để ngăn chặn và hạn chế tham vọng bá chủ của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Tiếp theo là Fintech? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714154739 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714154739 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10