Căng thẳng Mỹ-Trung và nguy cơ phụ thuộc chip vào Đài Loan

Diendandoanhnghiep.vn Hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có thể giành vị thế “trên cơ” với Mỹ trong cuộc chiến công nghệ hay không, nhưng rõ ràng sự thiếu hụt chip đặt ra thách thức nghiêm trọng cho cả Washington và Bắc Kinh

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về tình trạng thiếu chip toàn cầu trước khi ký lệnh điều hành vào ngày 24 tháng 2

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về tình trạng thiếu chip toàn cầu trước khi ký lệnh điều hành vào ngày 24 tháng 2

Sáng ngày 5 tháng 3 vừa qua, một máy bay tư nhân đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Đào Viên của Đài Loan. Vừa ra khỏi máy bay, Giám đốc điều hành của hãng HP – ông Enrique Lores, được đặc biệt miễn trừ khỏi việc cách ly bắt buộc hai tuần đối với người nước ngoài nhập cảnh Đài Loan, đã ngay lập tức bắt tay vào làm việc.

Sau khi trải qua phần kiểm tra sức khoẻ tối thiểu, ông Lores đã gặp một nhóm các giám đốc điều hành cấp cao của các nhà sản xuất chip Đài Loan và thúc đẩy họ nhanh chóng hoàn tất các đơn hàng cung cấp các thiết bị bán dẫn cho HP. Ông Lores chỉ dành vài giờ ở Đài Loan trong chuyến công tác mang tính khẩn cấp này. Chuyến đi của ông Lores được diễn ra trong bối cảnh những lo ngại nghiêm trọng về tình trạng thiếu chip máy tính đang diễn ra trên toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng chip hiện nay là hậu quả từ quyết định của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông Donald Trump đưa ra nhằm ngăn chặn các công ty công nghệ sử dụng máy móc và phần mềm do Hoa Kỳ sản xuất để thiết kế hoặc sản xuất chip cho Huawei Technologies của Trung Quốc hoặc các công ty con của hãng. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ tháng Chín năm ngoái.

Huawei - một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã dựa vào công nghệ do Mỹ sáng chế để sản xuất chip cho điện thoại thông minh và máy tính bảng của mình. Chính chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Trump về việc cấm các công ty công nghệ Mỹ giao dịch với Huawei, rõ ràng sẽ khiến nhà sản xuất Trung Quốc khó đảm bảo nguồn cung cấp thiết bị bán dẫn tối tân do Taiwan Semiconductor Manufacturing Co - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cho các công ty xứ cờ hoa.

Trước thời điểm lệnh cấm có hiệu lực, Huawei đã sử dụng "tất cả tiền bạc và quyền lực mà họ có" để tích trữ càng nhiều chip của TSMC càng tốt, để sẵn sàng cung cấp cho dây chuyền sản xuất của mình.

Và chính sự đầu cơ tích trữ trên của Huawei đã dẫn đến tình trạng dòng sản phẩm chip công nghệ bị thiếu trầm trọng. Vào ngày 25 tháng 9, ngay sau khi quy định mới cấm Huawei sử dụng công nghệ và phần mềm của Mỹ có hiệu lực, Bộ Thương mại Mỹ đã hướng dẫn các công ty Mỹ nộp đơn xin giấy phép vận chuyển một số mặt hàng cho Semiconductor Manufacturing International Corp - nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt linh kiện.

Trong một văn bản được phát hành vào ngày 25/9/2020, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đã xác định rằng hàng xuất khẩu cho SMIC hoặc các công ty con của nó "có thể gây ra rủi ro không thể chấp nhận được. Cụ thể là chuyển hướng sang mục đích quân sự ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa." Chính văn bản này đã khiến các nhà sản xuất chip của Mỹ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của Chính phủ đối với việc trừng phạt lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc. Thực tế này đã thúc đẩy các giám đốc điều hành cấp cao của các công ty công nghệ Mỹ đến thăm Đài Loan - nơi có nhiều nhà sản xuất chip cạnh tranh, để đảm bảo nguồn cung.

Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC và nhà sản xuất hệ thống quang khắc Hà Lan ASML là những đối thủ cạnh tranh nhất trong lĩnh vực bán dẫn hiện nay

Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC và nhà sản xuất hệ thống quang khắc Hà Lan ASML là những đối thủ cạnh tranh nhất trong lĩnh vực bán dẫn hiện nay

Hành động cấm vận Mỹ áp dụng cho Huawei và SMIC đã tạo ra sự không chắc chắn và gián đoạn cho chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Sự thiếu hụt đặc biệt gây khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô vì việc sản xuất xe dựa vào hàng chục chip máy tính cho các bộ phận điện tử điều khiển động cơ, hộp số và các hệ thống khác.

Sự thiếu hụt chip đã buộc Ford Motor phải thông báo cắt giảm sản lượng lên tới 20% vào đầu năm nay. Vào đầu tháng 2, General Motors cho biết cuộc khủng hoảng này có thể khiến hãng bị giảm 2 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2021.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản, Mỹ và Đức đã kêu gọi Đài Loan tăng sản lượng chip của mình. Nhưng tình trạng gần như không được cải thiện nhiều. Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn và 15 nhóm kinh doanh khác vào ngày 18 tháng 2 đã gửi một lá đơn kiến nghị lên chính quyền Biden, kêu gọi Nhà Trắng phải hành động nhanh chóng để giải quyết vấn đề.

Sự thiếu hụt các thành phần thiết yếu của ngành công nghiệp sản xuất ô tô, điện thoại và các thiết bị điện tử khác đang đặt ra thách thức sớm đối với lời hứa của Tổng thống Joe Biden về việc hồi sinh một lĩnh vực sản xuất đang điêu đứng vì đại dịch.

Sáu ngày sau khi lời kiến nghị nói trên được gửi đi, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nói trên. Ông chủ Nhà Trắng đã nhận thức được việc thiếu hụt một con chip bán dẫn nhỏ bé "đã gây ra sự chậm trễ trong ngành sản xuất ô tô khiến công nhân Mỹ bị giảm giờ làm."

Sắc lệnh trên của Tổng thống Mỹ được kỳ vọng có thể giải quyết các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ trên các lĩnh vực quan trọng. Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ huy động 37 tỷ USD tiền tài trợ để tăng cường sản xuất chip ở Mỹ, bao gồm cả chi phí xây dựng nhà máy mới của TSMC tại quốc gia này.

Nhưng TSMC không phải là công ty duy nhất quan trọng đối với chiến lược của Washington trong việc ứng phó với thách thức của Trung Quốc đối với vị thế công nghệ tối cao của Mỹ. Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã có cuộc điện đàm với Cố vấn đối ngoại và quốc phòng của Thủ tướng Hà Lan Geoffrey van Leeuwen. Cuộc điện đàm này được cho là "thảo luận về sự hợp tác chặt chẽ của chúng tôi về các công nghệ tiên tiến và an ninh mạng", mà cụ thể là bàn về việc Công ty ASML Holding của Hà Lan - nhà sản xuất hệ thống quang khắc hàng đầu thế giới để sản xuất chip, sẽ cung cấp sản phẩm cho Hoa Kỳ.

Quay lại câu chuyện nền công nghiệp công nghệ Hoa Kỳ đang điêu đứng chỉ vì một con chip nhỏ bé, vào ngày 1/3 vừa qua, Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ Nhân tạo đã đưa ra cảnh báo rằng việc Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào Đài Loan về các thiết bị bán dẫn là rất nguy hiểm khi quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và phần lãnh thổ này đang “cơm không lành, canh không ngọt”. Và trớ trêu thay, cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về vị trí dẫn đầu về công nghệ bán dẫn đã khiến Mỹ đang phải phụ thuộc vào Đài Loan.

Hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có sử dụng quân cờ Đài Loan để giành vị thế “trên cơ” với Mỹ trong cuộc chiến công nghệ hay không, nhưng rõ ràng có một thực tế rằng, sự thiếu hụt chip đặt ra một thách thức chính sách nghiêm trọng cho cả Washington và Bắc Kinh vào thời điểm khi việc mở rộng sử dụng công nghệ AI được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu về các thiết bị bán dẫn tiên tiến trong tương lai. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Căng thẳng Mỹ-Trung và nguy cơ phụ thuộc chip vào Đài Loan tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714124664 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714124664 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10