Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVIII): Trung Quốc sẽ đi vào "vết xe đổ" của Nhật Bản?

TRƯỜNG ĐẶNG 05/09/2023 04:00

Những trắc trở trong nền kinh tế Trung Quốc đang được các chuyên gia so sánh với những vấn đề kéo dài hàng thập niên trong quá khứ của Nhật Bản.

Chủ tịch Tập Cận Bình liệu có thể vực dậy nền kinh tế số hai thế giới?

Suy giảm kinh tế Trung Quốc đặt ra nhiều thách thức với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhìn lại “bài học” Nhật Bản

Trong những năm 1970 và 1980, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng tạo tiền đề biến quốc gia này trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện tượng bùng nổ đó cũng tương tự như Trung Quốc trong vài thập kỷ gần đây, với động lực là tiến bộ công nghệ, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và nền kinh tế tập trung của đất nước.

>>Bứt phá tăng trưởng, kinh tế Nhật vẫn mong manh

Thế nhưng, sự tăng trưởng quá nóng của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến bong bóng chứng khoán và bất động sản bắt đầu tan vỡ vào cuối những năm 80. Từ cuối năm 1989 đến giữa năm 1992, thị trường chứng khoán Nhật Bản sụt giảm 60%. Và trong thập kỷ tiếp theo, giá trị đất đai giảm 80% so với mức đỉnh tháng 9 năm 1990.

Nền kinh tế Nhật Bản từng rơi vào khủng hoảng sâu sắc những năm 1990

Nền kinh tế Nhật Bản từng rơi vào khủng hoảng sâu sắc những năm 1990 trước khi đạt vị thế ngày nay

Các chính sách tiền tệ và tài khóa của Nhật Bản không thể giải quyết các vấn đề kinh tế, vốn trở nên khó giải quyết một phần vì mong muốn cải cách đã bị che mờ bởi các yếu tố chính trị giữa Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, nhà nước, ngân hàng và các tập đoàn.

Kết quả là trong suốt thập niên 90, nền kinh tế Nhật Bản chỉ tăng trưởng 1% mỗi năm, tụt hậu so với các quốc gia phát triển khác. Và kể từ đó, dân số già đi và nợ gia tăng của Nhật Bản đã dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế dai dẳng và thời kỳ giảm phát kéo dài, buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải giữ lãi suất gần bằng 0 hoặc âm trong hơn 25 năm.

Trung Quốc đang dẫm lên "vết xe đổ"?

Giống như Nhật Bản, Trung Quốc có mô hình phát triển kinh tế trọng thương với mức tiết kiệm và đầu tư cao, đồng thời hạn chế tiêu dùng. Trong một vài năm, nền kinh tế Trung Quốc còn cho thấy tình trạng đầu tư quá mức, phân bổ vốn sai mục đích, kém hiệu quả và có xu hướng giảm phát. Ngoài ra, giống như Nhật Bản, Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm với lĩnh vực bất động sản bùng nổ vào thời điểm mà các chỉ số về già hóa dân số đang bắt đầu gia tăng.

Theo các chuyên gia, giờ đây khi nền kinh tế Trung Quốc chuyển đổi từ thời kỳ mở rộng nhanh chóng dựa vào xuất khẩu và nợ nần sang mô hình lấy người tiêu dùng làm trung tâm, một loạt vấn đề “quen thuộc” đã xuất hiện.

Cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đang diễn ra, dân số già gia tăng, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng và gánh nặng nợ chính quyền địa phương hàng nghìn tỷ USD đã trở thành nguồn cơn cho một cuộc khủng hoảng niềm tin ở cả người dân và các nhà đầu tư nước ngoài.

Thậm chí, tình trạng suy thoái kinh tế gần đây ở Trung Quốc còn khiến lạm phát CPI giảm 0,3% so với cùng kỳ vào tháng 7, đánh dấu giai đoạn giảm phát đầu tiên ở nước này kể từ cú sốc Covid năm 2020.

>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVII): Ứng phó suy giảm kinh tế Trung Quốc

Dù một số chuyên gia cho rằng còn quá sớm để khẳng định tình trạng giảm phát dài hạn của Trung Quốc, nhưng các ý kiến khác cho rằng những đổ vỡ về niềm tin sẽ dẫn tới nguy cơ cho một “thập kỷ mất mát” – ám chỉ tình trạng người dân tiết kiệm hơn chi tiêu khiến tăng trưởng suy giảm.

Ông Richard Koo, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Nomura, lập luận rằng Trung Quốc đang trải qua một cuộc suy thoái có thể dẫn đến đến giai đoạn tương tự như những gì Nhật Bản đã trải qua trong thập niên 90 - khi người tiêu dùng và doanh nghiệp lựa chọn tiết kiệm tiền hoặc trả nợ thay vì đầu tư hoặc chi tiêu, dẫn đến tăng trưởng kinh tế kém và giá cả giảm.

Thất nghiệp gia tăng ở người trẻ dẫn tới xu hướng tiết kiệm gia tăng là một chỉ dấu đang lo ngại của Trung Quốc

Thất nghiệp gia tăng ở người trẻ dẫn tới xu hướng tiết kiệm gia tăng là một chỉ dấu đang lo ngại của Trung Quốc

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng dựa trên mô hình Nhật Bản để suy ra Trung Quốc là cách tiếp cận có những sai số.

Cân đối tài chính của khu vực tư nhân ở Trung Quốc ít nhất chưa đến mức căng thẳng như Nhật Bản trong quá khứ. Bên cạnh đó, cho đến nay bất động sản Trung Quốc đang đóng băng chủ yếu do khối lượng giao dịch giảm mạnh chứ không phải do giá cả như trường hợp của Nhật Bản.

Chưa kể tới việc các ngân hàng lớn của Trung Quốc sẽ “không được phép” phá sản và nước này có thể duy trì tình trạng kiệt quệ tài chính theo cách khác do mức độ kiểm soát của nhà nước cao hơn trong lĩnh vực tài chính và dòng vốn chảy ra nước ngoài.

Tuy nhiên, những điều này có nghĩa là những biểu hiện của quá trình suy giảm tăng trưởng sẽ khác nhau chứ không phải Trung Quốc có thể “tránh được” xu hướng đó, theo các nhà phân tích.

Do đó, khi Nhật Bản đã phải trải qua nhiều năm tăng trưởng ì ạch như một hậu quả chu kỳ suy giảm kinh tế, Bắc Kinh sẽ phải tự tìm ra hướng đi mới để tránh lặp lại vết xe đổ của nước Nhật.

Có thể bạn quan tâm

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVI): “Giải mã” hiện tượng chững lại của Trung Quốc

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVI): “Giải mã” hiện tượng chững lại của Trung Quốc

    04:30, 03/09/2023

  • Kinh tế Trung Quốc: Bất ổn trái phiếu địa ốc và nguy cơ giảm phát

    Kinh tế Trung Quốc: Bất ổn trái phiếu địa ốc và nguy cơ giảm phát

    05:00, 27/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XV):

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XV): "Bài kiểm tra" tham vọng hùng cường

    04:00, 27/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIV): Những tác động khó lường đến thế giới

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIV): Những tác động khó lường đến thế giới

    05:00, 24/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIII): Nợ tăng vọt, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIII): Nợ tăng vọt, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

    04:00, 24/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?

    12:00, 21/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn

    04:30, 21/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát

    05:00, 20/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

    03:20, 20/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế

    05:10, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"

    04:00, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài "khủng hoảng niềm tin"

    02:45, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị

    05:10, 18/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do "cỗ xe" kinh tế bị trục trặc

    03:15, 18/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ "lỗi hẹn" mục tiêu tăng trưởng

    04:45, 17/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?

    03:35, 17/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt "cơn gió ngược"

    14:17, 14/08/2023

  • "Báo động đỏ" kinh tế Trung Quốc

    05:00, 11/08/2023

TRƯỜNG ĐẶNG