Cuộc trỗi dậy lần thứ hai của doanh nghiệp Trung Quốc
Giá rẻ là chiến lược kinh điển mà doanh nghiệp Trung Quốc đã áp dụng cách đây vài thập kỷ, cuộc trỗi dậy lần thứ hai của họ liệu có gì đáng chú ý?
>>Mỹ- Trung Quốc và sự trớ trêu của Facebook, Tiktok
Hai gã khổng lồ điện thoại thông minh Trung Quốc là Xiaomi và Huawei quyết định chấm dứt tranh chấp sở hữu trí tuệ khi thống nhất sở hữu chéo các sáng chế của nhau nhằm tăng sức cạnh tranh với đối thủ phương Tây.
Huawei là công ty nắm giữ nhiều bằng sáng chế 5G nhất thế giới, thỏa thuận này nhấn mạnh sự tập trung cao độ của cả Huawei và Xiaomi nhằm cạnh tranh với Apple trong phân khúc cao cấp của thị trường điện thoại thông minh.
Sau “đòn đánh” cấm vận tiếp cận công nghệ Mỹ vào năm 2019, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc buộc phải tự lực cánh sinh. Thành quả của họ khiến thế giới kinh ngạc, không chỉ Huawei sản xuất được chip 14nm mà Empyrean Technology, công ty EDA lớn nhất của Trung Quốc, được cho là đang chuẩn bị phát triển phần mềm EDA tiên tiến được thiết kế riêng cho chip 7nm và 5nm!
SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu đại lục, là “ông chủ” của con chip 7nm trang bị trên mẫu điện thoại thông minh Mate 60 Pro của Huawei. Nhờ đó, thiết bị này có khả năng tải xuống với tốc độ vượt quá tốc độ của các điện thoại 5G hàng đầu hiện nay.
Theo Reuters, Trung Quốc chuẩn bị ra mắt 1 quỹ đầu tư mới do nhà nước hậu thuẫn, nhằm huy động 300 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 41 tỷ USD) để phát triển ngành bán dẫn.
Vừa qua, cuộc “phong sát” hàng loạt tập đoàn tư nhân tại Trung Quốc nhắm vào các ông trùm kinh doanh hàng đầu đã làm các nhà sáng lập mất niềm tin vào thị trường quê nhà của họ, tất yếu tìm cơ hội ở bên ngoài.
Làn sóng liên kết đánh chiếm thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Trung Quốc đang mạnh mẽ không kém thời kỳ bùng nổ trong giai đoạn 2010 - 2020. Hàng loạt nền tảng thương mại điện tử mới nổi Temu, Shein, Tiktok Shop làm mưa làm gió tại Mỹ với các sản phẩm rẻ - đánh trúng thị hiếu người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát cao, thắt chặt chi tiêu.
Cloudpick, Tập đoàn non trẻ của Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội làm ăn ở châu Âu sau khi lục địa này đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng sưởi ấm vào mùa đông. Họ bắt đầu khiến các đối thủ đến từ Mỹ, Israel, Anh và Đức phải "lao đao" với mức giá rẻ chỉ bằng một nửa.
>>Trung Quốc- "động lực" mới của kinh tế Nga
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ giao thông mới, sử dụng năng lượng tái tạo, Trung Quốc không có đối thủ, nhờ hai lợi thế: giá thành rẻ và chuỗi cung ứng nội địa giúp xe điện Trung Quốc tràn ngập Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Chiến lược giá rẻ một lần nữa được thương nhân Trung Quốc áp dụng với xe ô tô điện - nó đã từng thành công với xe gắn máy hai bánh trong 20 năm trước; cũng như tất cả thiết bị gia dụng tiện ích khác. Ai cũng biết, nhưng không có cách nào chống lại.
Mẫu ô tô điện mini Trung Quốc tại Việt Nam chỉ hơn 3.000 USD với vận tốc 50 km/giờ, di chuyển được 50-60 km sau mỗi lần sạc đầy. Cách bán hàng tương tự được doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng khắp nơi trên thế giới.
Trung Quốc có hạ tầng công nghiệp khổng lồ, sở hữu robot công nghiệp nhiều nhất thế giới cho phép sản xuất quy mô lớn, số lượng nhiều. Với xe chạy xăng năng suất trên toàn Trung Quốc là mỗi phút một chiếc; với xe điện năng suất còn cao hơn.
Đến nay, Trung Quốc đã chi gần 90 tỷ USD cho ngành công nghiệp xe điện, giai đoạn 2016 - 2022 chính phủ nước này đã ưu đãi đến 57 tỷ USD, điều này cho phép các doanh nghiệp trong ngành giảm tối thiểu chi phí đầu vào.
Nhờ trợ cấp, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhanh chóng lớn mạnh. CATL là nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới. BYD đã vượt qua Volkswagen để trở thành thương hiệu bán chạy nhất Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?
01:00, 30/09/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVIII): Trung Quốc sẽ đi vào "vết xe đổ" của Nhật Bản?
04:00, 05/09/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVII): Ứng phó suy giảm kinh tế Trung Quốc
03:30, 04/09/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVI): “Giải mã” hiện tượng chững lại của Trung Quốc
04:30, 03/09/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XV): "Bài kiểm tra" tham vọng hùng cường
04:00, 27/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIV): Những tác động khó lường đến thế giới
05:00, 24/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIII): Nợ tăng vọt, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
04:00, 24/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn
04:30, 21/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát
05:00, 20/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?
03:20, 20/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế
05:10, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"
04:00, 19/08/2023