Lệnh ngừng bắn ở Gaza giúp thay đổi chiến lược của Israel?
Sau những ngày yên bình của lệnh ngừng bắn, tương lai chiến trường Gaza sẽ là hòa bình hay khói lửa, tất cả đều phụ thuộc vào chính phủ Israel.
Chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza sau một tháng đã được tạm ngưng trong tuần này nhường chỗ cho các hoạt động nhân đạo và trả con tin. Không chỉ vậy, việc kéo dài các lệnh ngừng bắn thêm một thời gian cũng cung cấp thêm các tín hiệu tích cực hơn về triển vọng xung đột Israel - Hamas.
>>Xung đột Israel - Hamas: Doanh nghiệp phương Tây "gánh hậu quả"
Tình hình vẫn căng thẳng
Điều mà cả thế giới quan tâm hiện nay là sau lệnh ngừng bắn này, xung đột Israel - Hamas sẽ đi về đâu – ngừng lâu dài hay tiếp tục các cuộc bắn phá tàn khốc?
Cho tới thời điểm này, chưa có tín hiệu gì về việc Israel sẽ từ bỏ mục tiêu tối thượng của chiến dịch – tiêu diệt toàn bộ Hamas ở Gaza. Đó thực sự là một vấn đề lớn đối với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, bởi hầu hết dân số Gaza đã chạy trốn khỏi khu đô thị phía Bắc, hiện đang ở trong các lều tạm ở phía Nam, hay ở các thành phố như Khan Yunis và Rafah, với các chiến binh Hamas trà trộn bên trong.
Nguy cơ kéo dài chiến tranh, cùng với con số người thiệt mạng đã là hơn 16.000 cho cả hai bên, khiến Mỹ - quốc gia hậu thuẫn Israel mạnh mẽ nhất – cũng chịu nhiều áp lực.
Các quan chức hàng đầu trong chính quyền Biden, những người đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nội bộ về các chiến thuật nặng tay của Israel, đã nói với các quan chức cấp cao Israel rằng cuộc tiến công không nên giống như cách thức mà cuộc giao tranh trước đó ở miền Bắc đã diễn ra.
Mulroy Mick, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Trung Đông, nói rằng: “Họ đã nhận được nhiều lời phàn nàn từ Quốc hội… Đây không phải là điều mà Nhà Trắng muốn tiếp diễn”. Tuy nhiên, có nhiều khả năng Israel sẽ phớt lờ sức ép từ Washington. Israel sẽ vượt qua sự phẫn nộ của quốc tế để tự do hành động với tình hình an ninh của mình”.
Trên thực tế, sự sẵn sàng cho các cuộc tấn công mới được quân đội Israel thể hiện. Trung tá Amnon Shefler, người phát ngôn quốc tế của Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết: “Đây chỉ là sự tạm dừng và không phải là giai đoạn hai của cuộc chiến… Đây là một chiến dịch liên tục về mục tiêu và rõ ràng ngay từ đầu”.
Phía Nam Gaza chuẩn bị hứng chịu?
Theo một số ước tính, 50% tòa nhà ở phía bắc Gaza đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Israel. Phía Israel khẳng định đã cố gắng giảm thiểu thiệt hại bằng cách sử dụng tên lửa chính xác hơn, hay chỉ tiến hành các vụ nổ dưới mặt đất để đốt cháy mạng lưới đường hầm rộng lớn của Hamas, nhưng các mục tiêu phi quân sự vẫn hứng chịu nhiều bom đạn gây bất bình dư luận sâu sắc.
>>Xung đột Israel - Hamas: Lý do Pháp không ủng hộ Israel
Ông Jonathan Lord, Giám đốc Chương trình An ninh Trung Đông tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới ở Washington, cho biết: Nếu cơ sở hạ tầng đường hầm bị phá hủy, điều đó sẽ gây ra thiệt hại trên bề mặt. “Nếu có những nơi hiện có khả năng sinh sống được, chúng có thể không còn tồn tại một khi Israel phá hủy hệ thống đường hầm”.
Bởi vậy, khi các lệnh ngừng bắn kết thúc, khu vực phía nam Gaza có thể sẽ phải hứng chịu thêm nhiều tổn thất nếu Israel không thay đổi cách tiếp cận.
Phương Tây thời gian qua đã bắt đầu thúc đẩy Israel phải cẩn thận hơn trong việc tấn công vào dải đất đông đúc. Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với các phóng viên hôm 28/11 rằng chiến dịch ở phía nam Gaza của Israel nên tránh việc di dời thêm đáng kể dân thường Palestine và thương vong.
Bất chấp các đợt ngừng bắn cho phép hơn 700 xe tải viện trợ đi ra vào Gaza mỗi ngày trong tuần qua, phần lớn trong số 1,8 triệu người ở Gaza hiện vẫn đang trú ẩn ở phía nam.
Cuộc chiến không hồi kết?
Kể cả khi Israel nối lại chiến dịch quân sự, các nhà quan sát vẫn nghi ngờ sự thành công của họ tại Gaza - nơi nằm dưới quyền cai quản của Hamas từ năm 2006.
Ông Lord nói: “Họ không thể tiêu diệt 30.000 chiến binh Hamas và sau đó chuyển sang giai đoạn tiếp theo…Cuộc chiến sẽ không dừng lại.”
Cũng bởi vậy, các chuyên gia cho rằng cuộc tấn công mới càng kéo dài, sự chỉ trích dành cho Mỹ và Israel sẽ ngày càng gia tăng. Cho tới nay, các quan chức phương Tây vẫn đang bế tắc trong việc hình dung một bức tranh an ninh “thoải mái hơn” cho người Israel sau khi cuộc chiến ở Gaza kết thúc, hay cái giá phải trả là bao nhiêu.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Israel-Hamas: Nam bán cầu có vai trò gì?
03:20, 29/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: "Hé lộ" quan điểm của Trung Quốc
03:30, 01/12/2023
Israel - Hamas ngừng bắn, xung đột Trung Đông sẽ ra sao?
04:00, 23/11/2023
Xung đột Israel – Hamas sẽ lan rộng ra toàn khu vực?
03:20, 20/11/2023
Xung đột Israel – Hamas sẽ thay đổi thế giới như thế nào?
04:00, 17/11/2023