Xung đột Israel – Hamas sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Dù không có khả năng dẫn tới một cuộc chiến trên toàn cầu, xung đột Israel - Hamas vẫn có thể định hình lại thế giới theo một cách khác.

Cuộc chiến thảm khốc ở Gaza khó có thể lan ra toàn cầu, nhưng tác động tới thế giới là rất đáng kể

Cuộc chiến thảm khốc ở Gaza khó có thể lan ra toàn cầu, nhưng tác động tới thế giới là rất đáng kể

Liệu xung đột Israel - Hamas có gây ra hậu quả sâu rộng cho toàn thế giới dường như là câu hỏi của nhiều người tại thời điểm hiện nay. Những diễn biến ngày càng phức tạp của các bên, con số người thiệt mạng gia tăng trong khi sức ép quốc tế chưa đủ mạnh khiến những ý kiến bi quan thậm chí mường tượng về viễn cảnh của thế chiến thứ ba.

>> Xung đột Israel - Hamas vẫn nóng, giá dầu giảm mạnh vì đâu?

Thế nhưng, luồng quan điểm này dường như quá khắc nghiệt. Cuộc xung đột ở Trung Đông cho tới nay đã không tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng cho kinh tế thế giới, kể cả so với chiến sự Nga – Ukraine năm 2022. Dầu mỏ - mặt hàng được dự báo sẽ tăng vọt do xung đột Israel - Hamas leo thang – cũng đã giảm giá trước sự bất ngờ của các nhà quan sát và giới đầu tư.

Dù vậy, xung đột Israel - Hamas dường như đang thay đổi thế giới theo một cách khác, theo các chuyên gia: đó là sự xao nhãng của Mỹ trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương; nỗi lo của Châu Âu hay nụ cười của Nga và Trung Quốc.

Đối với Mỹ, xung đột Israel - Hamas đặt thêm gánh nặng cho Washington trong lúc Nhà Trắng đang ráo riết tìm cách quản lý mối quan hệ với Nga ở Châu Âu và Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ tiếp tục bị lôi kéo trở lại khu vực Trung Đông trong lúc đang rốt ráo tìm cách quản lý quan hệ với Trung Quốc

Mỹ tiếp tục bị lôi kéo trở lại khu vực Trung Đông trong lúc đang rốt ráo tìm cách quản lý quan hệ với Trung Quốc

Trước khi Hamas tấn công Israel, Mỹ và các đồng minh NATO đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc phản công của Ukraine trên thực tế đã không đạt hiệu quả, khiến cán cân sức mạnh quân sự dường như đang dần dịch chuyển về phía Moscow. Chính trường Mỹ theo đó dường như đang nghiêng về ý tưởng giảm bớt viện trợ mạnh mẽ cho Kiev.

Thế nhưng, chưa kịp “hoàn hồn”, xung đột Israel - Hamas ập tới lại khiến các nhà lãnh đạo Nhà Trắng đau đầu. Trước khi Hamas tấn công Israel, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan từng tuyên bố cách tiếp cận “có kỷ luật” của chính quyền Mỹ đối với Trung Đông sẽ “giải phóng các nguồn lực cho các ưu tiên toàn cầu khác” và “giảm nguy cơ xảy ra xung đột mới ở Trung Đông”.

>> Xung đột Israel – Hamas: Hé lộ "bế tắc" của Liên Hợp Quốc

Những tháng vừa qua đã cho thấy, mọi chuyện đã không diễn ra như ý muốn của Nhà Trắng. Với sự tham dự trực tiếp của Israel, chính quyền Biden bị kéo vào một cuộc xung đột mới. Và theo nhiều chuyên gia, nhiều khả năng châu Á sẽ nhận được ít nỗ lực ngoại giao và quân sự hơn từ Mỹ trong ngắn hạn và trung hạn.

Hay nói cách khác, xung đột Israel - Hamas không phải là tin tốt đối với Đài Loan, Nhật Bản, Philippines hay bất kỳ quốc gia nào khác đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc. Những khó khăn kinh tế của Bắc Kinh đã không ngăn được các hành động quyết đoán của nước này đối với Đài Loan hoặc ở Biển Đông.

Ngoài ra, xung đột Israel - Hamas là một thảm họa đối với Ukraine. Xung đột này đang chiếm ưu thế trên báo chí và khiến việc tập hợp sự ủng hộ đối với gói viện trợ mới của Mỹ đối với Ukraine trở nên khó khăn hơn. Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã chùn bước và một cuộc thăm dò của Gallup được thực hiện từ ngày 4 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 cho thấy 41% người Mỹ hiện tin rằng Mỹ đang hỗ trợ quá nhiều cho Ukraine, tăng mạnh từ mức 29% vào tháng 6.

Đó cũng là tin xấu cho Liên minh châu Âu. Cuộc chiến ở Ukraine đã gián tiếp giúp tăng cường sự đoàn kết của châu Âu vốn đã manh nha những rạn nứt âm ỉ trước đó. Nhưng xung đột Israel - Hamas đã một lần nữa khơi dậy sự chia rẽ ở châu Âu, với một số quốc gia ủng hộ Israel và những quốc gia khác thông cảm hơn với người Palestine.

Trung Quốc có điều kiện để mở rộng hệ thống trật tự thế giới đa cực

Với sự xao nhãng của Mỹ, Trung Quốc có điều kiện để mở rộng hệ thống trật tự thế giới đa cực

Nghiêm trọng nhất có thể kể đến việc nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell, cùng khoảng 800 nhân viên EU khác được đã ký một lá thư chỉ trích Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen vì quá thiên vị đối với Israel. Theo các chuyên gia, xung đột Israel - Hamas càng kéo dài, những vết nứt này sẽ càng lan rộng, làm xói mòn các mục tiêu xa hơn nhằm củng cố sức mạnh chính trị và kinh tế của EU.

Những tin xấu cho phương Tây ngược lại đem đến niềm vui cho Nga và Trung Quốc. Cuộc chiến ở Trung Đông đang tạo ra những hệ lụy khó lường từ khía cạnh địa chính trị, nơi chiến lược ở Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ lại tiếp tục bị gián đoạn, qua đó tạo điều kiện để Trung Quốc tìm cách vượt qua các khó khăn nội tại và hướng tới xây dựng một trật tự đa cực mới trên toàn cầu. Còn Nga sẽ ít chịu áp lực hơn từ Mỹ trong cuộc chiến với Ukraine.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xung đột Israel – Hamas sẽ thay đổi thế giới như thế nào? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714249135 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714249135 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10