Làm thế nào để thúc đẩy MSMEs “mạnh dạn” chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSMEs), cần sự tham gia của nhiều bên để hỗ trợ, đặc biệt là các hợp tác PPP trong thúc đẩy chuyển đổi số.
Việc thúc đẩy áp dụng công nghệ tăng cường năng suất cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở ASEAN đặc biệt trong bối cảnh COVID đặt ra những vấn đề cũng như việc tận dụng cơ hội trong bối cảnh mới.
Dễ thấy, công nghệ ngày càng một phổ biến từ những điều cơ bản như thư điện tử, kết nối internet cho đến những vấn đề lớn hơn như áp dụng Big Data, hay các công nghệ cao hơn, việc áp dụng công nghệ số của các doanh nghiệp này có nhiều hạng mục từ liên kết, truy cập.
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò từ khuôn khổ quản lý, tạo nên không gian, dư địa cho họ áp dụng tham gia vào hoạt động của ASEAN. Việc áp dụng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ này cũng đang gặp một số thách thức:
Thứ nhất, vấn đề hiểu biết của các doanh nghiệp về công nghệ còn hạn chế khiến họ khó khăn hơn trong vấn đề tiếp cận công nghệ số cũng như khai phá tiềm năng từ đây.
Thứ hai, mặc dù chi phí công nghệ thông tin đang vừa túi tiền hơn trước, tuy nhiên từ phía các chủ doanh nghiệp MSMEs vẫn còn đang miễn cưỡng trong thay đổi công nghệ.
Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực, bởi chi phí ngày càng tăng trong việc tuyển dụng, giữ chân nhân lực có trình độ cao về công nghệ số.
ACCMSME đã đang tham gia vào tiến trình để nắm bắt tìm hiểu nhu cầu cũng như hỗ trợ họ như có những nghiên cứu về sự tham gia của MSMEs vào sự tham gia vào kinh tế số ở ASEAN, sự thúc đẩy kết nối số trong các nước ASEAN.
Trên thực tế, thực tế sự tham gia của ACCMSME đã tạo dựng nên những nền tảng có sự tham gia của nhiều bên để tham vấn những vấn đề về chính sách, đưa ra những quyết định về chính sách.
Chúng tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ cho họ trong vấn đề xây dựng kế hoạch số hóa, kế hoạch khởi nghiệp.
Một số sáng kiến nổi bật đã thực hiện như:
Chương trình nghị sự hành động về các sáng kiến xây dựng năng lực MSMEs ASEAN, với sự tham gia của cả bên cả khu vực công và tư để hỗ trợ các doanh nghiệp này trong sự tham gia vào công nghệ số. Tập trung ở 3 vấn đè chú ý đó là: thúc đẩy sự tham gia, hỗ trợ khả năng tiếp cận của các chuyên gia, hỗ trợ khả năng tiếp cận đối với các công cụ số…
Một số dự án của ASEAN về vấn đề này, đơn cử như các thông tư PPP, hợp tác ba bên giữa ACCMSMS và những đơn vị của các nước, vươn tới hỗ trợ cộng đồng chưa được hỗ trợ đầy đủ.
Đồng thời có những bản hướng dẫn, tài liệu tham khảo chung cho các doanh nghiệp MSMEs ASEAN trong vấn đề start-up và chính sách liên quan start-up.
Để xây dựng một hệ sinh thái mạnh giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực.
Một sáng kiến nữa đó là thúc đẩy hoạt động mô hình kinh doanh bao trùm ASEAN, mô hình là những doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ cho nhóm người ở dưới tầng đáy của kim tự tháp kinh tế.
Nhìn chung, trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần sự tham gia của nhiều bên để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh tế số.
Qua các làn sóng dịch, các quốc gia đã có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp quốc nội, nhưng cũng như có các giải pháp mang tầm khu vực. Do đó, mong rằng sau khi dịch COVID – 19 đã được kiểm soát tốt, sẽ có những giải pháp để các quốc gia ASEAN cùng nhau kết hợp tạo ra những làn sóng thúc đẩy tổng thể khu vực, tạo ra sức mua tốt hơn, năng lực đàm phán thương mại tốt hơn. Đặc biệt là tăng cường các sự hợp tác PPP giữa các bên trong thúc đẩy chuyển đổi số.
Có thể bạn quan tâm
Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Chuyển đổi số thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ
15:52, 16/10/2020
Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Chuyển đổi số là đòn bẩy giúp doanh nghiệp MSMEs chiếm lĩnh thị trường
15:19, 16/10/2020
Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Tạo dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ số
14:22, 16/10/2020
Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Kinh doanh liêm chính và minh bạch mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
14:15, 16/10/2020