Công ty khởi nghiệp Buyo huy động vốn hướng đến phát triển bền vững
Công ty khởi nghiệp Buyo của Việt Nam đã huy động được số tiền tài trợ tiền hạt giống từ văn phòng gia đình Aldebaran Capital (Singapore).
>>>Công ty khởi nghiệp dược phẩm BuyMed của Việt Nam nhận đầu tư 51,5 triệu USD
Công ty khởi nghiệp Buyo được thành lập năm 2022 trong thời điểm kinh tế thế giới đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với các sản phẩm tiêu dùng thân thiện môi trường. Vì vậy, sản phẩm chủ lực của Buyo là vật liệu có tính năng dễ dàng phân hủy thành CO2, nước, sinh khối, có lợi thế vượt trội so với các sản phẩm nhựa truyền thống, khả năng phân hủy của chất liệu nhựa rất kém với thời gian phân huỷ lên đến hàng trăm năm. Sản phẩm nhựa sinh học được sản xuất từ nhiều loại phế phẩm nông nghiệp khác nhau như bã hèm, bã mía…
Bà Hạnh Đỗ - startup của Buyo chia sẻ, thời gian gần đây, phục hồi xanh gắn liền với phát triển kinh tế tuần hoàn được nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới coi trọng. Bằng chứng là ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới chính thức cấm sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bắt buộc chuyển sang sử dụng nhựa sinh học, nhựa tái chế. Lệnh cấm này có hiệu lực với bao bì của các loại hàng hoá nhập khẩu vào một số quốc gia.
Vì vậy, nhiều tập đoàn lớn đã tiên phong thực hiện trách nhiệm xã hội, đang loại bỏ dần sản phẩm nhựa, nhựa một lần trong chuỗi cung ứng của mình. Nắm bắt được xu hướng này, startup Buyo hướng tới chuyển đổi chất thải sinh học và vật liệu từ thực vật thành nhựa có thể phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường và giảm phác thải.
Trong khi hầu hết các công ty nhựa sinh học sử dụng tinh bột, Buyo sử dụng công nghệ độc quyền của mình chuyển đổi chất thải sinh học từ nông nghiệp và nguyên liệu thực phẩm thành nhựa sinh học, đồng thời giúp loại bỏ khí thải nhà kính và ô nhiễm nước. Nhựa phân hủy sinh học của họ không để lại dấu vết trong môi trường trong khi chúng ta cần đến 500 năm hoặc hơn để túi ni lông bị phân hủy ở bãi rác.
Tuy không tiết lộ khoản tiền huy động thành công nhưng startup của Buyo cho biết, công ty có kế hoạch xây dựng một địa điểm sản xuất quy mô thí điểm tại Việt Nam trước khi nhắm mục tiêu vào các thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ. Công ty khởi nghiệp này cũng đã đăng ký bằng sáng chế và đang làm việc để đạt được các chứng chỉ thử nghiệm quốc tế.
Trong giai đoạn đầu, Buyo đặt mục tiêu cung cấp vật liệu được sử dụng trong bao bì linh hoạt như bao bì thực phẩm ăn được. Các ứng dụng khác trong ngành mỹ phẩm, y tế và dệt may cũng đang được triển khai. Công ty khởi nghiệp cũng có kế hoạch khởi động vòng gọi vốn tiếp theo vào quý 2 năm 2024.
Trước đó, ngày 14/12/2022, startup Buyo đã vượt qua nhiều dự án khác nhau và các vòng đánh giá để trở thành công ty khởi nghiệp có ý tưởng sáng tạo về mặt nghiên cứu sinh học, tính áp dụng thực tiễn cao về phát triển bền vững và giành chiến thắng với giải thưởng 340 triệu đồng (tương đương 15.000 USD) cùng một tấm vé vàng tham gia chương trình toàn cầu của AB InBev. Đó chính là 100+ Accelerator.
Có thể bạn quan tâm
Startup Indonesia mua lại nền tảng học tập trực tuyến Mclass của Việt Nam
10:54, 12/05/2023
Startup dùng AI tối ưu pin xe điện
10:05, 12/05/2023
Startup Edtech Teky gọi vốn thành công 5 triệu USD từ quỹ đầu tư Singapore
15:51, 09/05/2023
Invesco giảm mức định giá của startup Swiggy xuống còn 5,5 tỷ USD
09:13, 09/05/2023
Startup Mercu huy động thành công 1,6 triệu USD từ các nhà đầu tư
00:55, 06/05/2023
Startup Replit huy động thành công gần 100 triệu USD để phát triển công cụ hỗ trợ AI
01:54, 02/05/2023
Xu hướng đầu tư tác động cho startup
11:51, 29/04/2023
Startup Selex Motors Việt nhận tài trợ 3 triệu USD từ trái phiếu chuyển đổi
01:16, 25/04/2023