Quảng Ngãi gỡ khó cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi COVID - 19
Tỉnh Quảng Ngãi đang khẩn trương xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi COVID – 19.
Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh trong quý I/2020. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp, sản lượng thủy sản, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 30.100 tỷ đồng, tăng 1,9% (cùng kỳ năm 2019 tăng 2,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 13.900 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy lĩnh vực dịch vụ tăng, nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong những năm qua (năm 2018 tăng gần 9%, năm 2019 tăng hơn 10%…).
Công tác xuất khẩu có chuyển biến khá trong quý I/2020, ước đạt 275,3 triệu USD, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 27,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tăng 57,6% và doanh nghiệp nước ngoài tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 5.158 tỷ đồng, bằng 27,8% dự toán năm và bằng 144,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa ước đạt 3.568 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 1.629 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ngãi: Hướng tới nền hành chính phục vụ
11:42, 07/04/2020
Quảng Ngãi: Thúc đẩy tiến độ giải ngân các dự án ngay từ đầu năm
01:20, 02/04/2020
Quảng Ngãi: Năm 2025 sẽ có 14.000 doanh nghiệp
18:20, 23/02/2020
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi: Đột phá trong cải cách hành chính
17:21, 19/02/2020
Quảng Ngãi: Mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020
18:23, 24/01/2020
Giao thông Quảng Ngãi: “Đòn bẩy” hút đầu tư
19:13, 27/02/2020
Quảng Ngãi tăng tốc các dự án giao thông trọng điểm
15:56, 11/03/2020
Kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 như: hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào; việc tạm ngưng nhập cảnh các chuyên gia nước ngoài nên hoạt động sản xuất của các nhà máy sản xuất bị trì trệ,... gây thiệt hại cho các doanh nghiệp; tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể còn nhiều do chưa tìm kiếm được cơ hội đầu tư,... Ngoài ra, dịch COVIS-19 tác động lớn đến thị trường xuất khẩu nông sản, tinh bột mì, sữa, bánh kẹo, sản phẩm may mặc, đồ gỗ gặp khó khăn; sản lượng gỗ khai thác giảm do giá thu mua keo thấp.
Cùng với đó, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các dịch vụ, du lịch giảm mạnh. Tổng lượt khách du lịch đến Quảng Ngãi giảm 69% so cùng kỳ, trong 3 tháng đầu năm 2010, chỉ đón 103.000 lượt khách. Khách du lịch lữ hành giảm kéo theo doanh thu giảm 56% so cùng kỳ, chỉ đạt 94 tỷ đồng.
Có thể nói tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường tác động đến sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình trên trong thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã và đang triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, hạn chế thấp nhất những tác động đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra và luôn đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua “cơn bão” dịch COVID-19.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng, để kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị căn cứ Nghị quyết của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương và thực tiễn của địa phương khẩn trương xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công quản lý, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
Trong đó, các sở, ngành chức năng tập trung xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện việc giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, hộ nghèo, đối tượng chính sách; thực hiện gói hỗ trợ về an sinh xã hội; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, lưu thông nông sản; cắt giảm chi thường xuyên; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư công. Đặc biệt, việc xây dựng kế hoạch, tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư công và rà soát, tham mưu điều chỉnh kế hoạch vốn, đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư công từ ngân sách địa phương, đồng thời giải ngân đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ…