Quảng Ninh: Xử lý, kỷ luật các trường hợp ngân hàng làm khó doanh nghiệp
Tại Quảng Ninh, việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai từ rất sớm. Tuy nhiên, đến nay một số doanh nghiệp vẫn gặp khó trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay.
Ông Nguyễn Thế Trung, Tàu Sông Chanh cho biết, chúng tôi hiểu là để vay thì cần lên ngân hàng chính sách. Nhưng ai xác nhận cho chúng tôi được vay? Hỗ trợ chúng tôi thì phải xử lý theo ngạch dọc quản lý. Hiện nay tất cả từ phương tiện, con người đến quá trình kinh doanh đều do thành phố Hạ Long quản lý và cả thuế chúng tôi cũng nộp cho thành phố Hạ Long. Vì vậy chúng tôi mong thủ tục được giải quyết nhanh chóng.
Trong khi đó, ông Hoàng Thanh Tùng - Tàu Tùng Dương cho biết, thủ tục rất rườm rà đi từ phường xã và xác nhận của ban ngành rồi mới tới ngân hàng Chính sách xã hội. Hơn nữa cũng chỉ được vay có 1 nửa lương cơ bản thì nói thật với doanh nghiệp chúng tôi rất khó khăn.
Ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Công ty Phát triển Tùng Lâm chia sẻ, giai đoạn này cần nhất là có vốn lưu động để nuôi doanh nghiệp và làm ra của cải để trả nợ. Nếu được, chúng tôi kiến nghị vay vốn lưu động ngắn hạn từ 6 tháng hoặc một năm. "Trong lúc khó khăn này thì một đồng cũng quý nhưng nếu việc hỗ trợ sát với mong muốn, nguyện vọng của doanh nghiệp thì sẽ tốt hơn rất nhiều" - ông Thanh bày tỏ.
Liên quan đến những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, ông Nguyễn Văn Đoan, Phó Giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết, thống kê đến ngày 20/4 các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.798 khách hàng với 11.144 tỷ đồng/tổng số 17.147 tỷ đồng số dư nợ bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch đã được cho vay mới 4.501 tỷ đồng. Từ 20/4 đến nay khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì các ngân hàng đã tăng tốc giải quyết cho rất nhiều khách hàng.
Qua nắm bắt, có tình trạng doanh nghiệp cứ "kêu" chung chung, nhưng khi được hỏi cụ thể thì lại không có ý kiến gì. Có doanh nghiệp chưa tìm hiểu chế độ chính sách, thậm chí không liên hệ với ngân hàng, nhưng đã gửi văn bản đi các cấp, ngành kêu cứu. Cũng có tình trạng doanh nghiệp không chứng minh được việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch do giấy tờ sổ sách sai quy định của Nhà nước. Với những trường hợp này, nếu ngân hàng cố giúp sẽ rơi vào tình trạng không thực hiện đúng quy định của Nhà nước và phạm tội che giấu nợ xấu.
Ông Đoan nhấn mạnh: "Nếu doanh nghiệp phát hiện ra các trường hợp cố tình gây khó dễ, đề nghị báo cáo ngay với NHNN tỉnh để kịp thời điều tra, xử lý, kỷ luật nghiêm. NHNN tỉnh cũng công khai hai số điện thoại đường dây nóng để các doanh nghiệp liên hệ khi gặp vướng mắc cần tư vấn: 0904418486/ 0915345911”.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ninh: "Quán quân" PCI từ 3 đột phá chiến lược
08:52, 09/05/2020
Vận tải Quảng Ninh vẫn “mệt mỏi” lăn bánh
11:02, 02/05/2020
Cách nào giải ngân nhanh gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng?
09:00, 09/04/2020
Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ chính thức được giải ngân tại Thanh Hóa
07:30, 08/05/2020
Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải khó thụ hưởng các chính sách hỗ trợ vì COVID - 19
06:00, 12/05/2020
Doanh nghiệp du lịch khó "với" được gói hỗ trợ từ Chính phủ
04:00, 13/05/2020
Đề xuất bảo lãnh tín dụng 150.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp du lịch vượt khó
14:47, 08/05/2020