ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 3): Tìm giải pháp cấp bách

Ninh Thới 22/02/2020 16:09

Sản xuất thuận thiên và hoàn thành công trình cấp bách chống hạn, mặn là giải pháp được Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh tại buổi làm việc với các tỉnh ĐBSCL.

Sản xuất thuận thiên

Theo PGS.TS. Mai Thành Phụng - Nguyên Trưởng Bộ phận thường trực Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: “ĐBSCL với dân số hơn 18 triệu dân, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, cây trái và thủy sản, góp phần quan trọng vào chương trình an ninh lương thực quốc gia, tuy nhiên đang đứng trước những nguy cơ thách thức lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất trong bối cảnh nguồn nước ngọt ngày càng quý giá thì cần xem xét giảm diện tích trồng lúa nước, chuyển sang trồng màu để tiết kiệm nước”.

Công trình cống ngăn mặn Tân Dinh (Vĩnh Long) hoàn thành sơm hơn 6 tháng so với kế hoạch đã góp phần ngăn mặn hiệu quả cho hàng trăm ha đất trồng lúa.

Công trình cống ngăn mặn Tân Dinh (Vĩnh Long) hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch đã góp phần ngăn mặn hiệu quả cho hàng trăm ha đất trồng lúa.

Cũng với quan điểm trên, GS TS Võ Tòng Xuân cho rằng: trồng lúa rất tốn nước ngọt nhưng giá gạo quá thấp, người trồng lúa không hưởng lợi bao nhiêu. Do đó Nhà nước cần định hướng giảm diện lúa, chỉ giữ diện tích lúa ở vùng phù sa, có đầy đủ nước ngọt và bỏ hẳn vụ 3 để tiết kiệm nước, cho đất nghỉ, tái tạo dinh dưỡng; chuyển các diện lúa bấp bênh đầu tư cao (vùng phèn nặng, vùng mặn) sang nuôi trồng cây con có giá trị cao (lên liếp cây ăn trái thích hợp, lên liếp mía, nuôi cá đồng, nuôi tôm); Các khu bao đê để trồng lúa 3 vụ có thể cho chuyển thành khu lên liếp trồng cây ăn trái đáp ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến…

Trong hơn 1/4 thế kỷ qua chúng ta xuất khẩu gạo đứng vị trí số 2, số 3 thế giới nhưng vì sao nông dân ta còn rất nghèo. Như vậy, làm nhiều, xuất khẩu nhiều lúa gạo để làm gì.Thực tế, ở ĐBSCL chỉ cần đảm bảo nước ngọt cho hơn 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao là đủ đảm bảo an ninh lương thực.Việc đảm bảo nước ngọt cho khoảng 1 triệu ha cũng sẽ nhẹ nhàng hơn so với việc cứu thêm 500 ngàn ha đất nhiễm mặn trở thành vùng ngọt hóa”, TS. Hoàng Ngọc Phong, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển kinh tế-Hội KHKT Việt Nam gợi mở.

Rất cần giải pháp công trình cấp bách

Theo GS TS Bùi Chí Bửu- Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam: Việc sử dụng khôn ngoan nguồn nước ngọt là yếu tố sống còn. Để tiết kiệm nguồn nước trước mắt cần bố trí lại mùa vụ hợp lý; chọn giống kháng mặn, chuyển một phần diện tích sữ dụng nhiều nước như trồng lúa sang các loại cây trồng chịu hạn mặn tốt và sử dụng ít nước tưới như: mè, bắp, đậu nành…; thay đổi hệ thống canh tác, giảm bớt mùa vụ để tránh rủi ro và bảo vệ hệ sinh thái cho đất sản xuất.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Thứ trưởng Nguyễn

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đến kiểm tra dự án cống ngăn mặn Bông Bót, Tân Dinh (Vĩnh Long).

Tuy nhiên, về cơ bản, lâu dài thì cần quy hoạch phân vùng. Ở những vùng cần giữ ngọt, ngăn mặn thì phải nhanh chóng thực hiện giải pháp công trình quản lý nước ngọt, tận dụng hệ thống kênh mương trữ nước ngọt, tăng cường quản lý vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn nhằm giữ nước ngọt bảo tồn hệ sinh thái cho cả vùng.

 Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ các công trình thủy lợi,  kịp tham gia kiểm soát mặn, ngọt ngay trong mùa khô 2019-2020,  Bộ  cùng với các địa phương đẩy nhanh tiến độ  thi công các dự  án đầu tư xây dựng do Bộ  quản lý  vượt  kế hoạch  từ  6-13  tháng,  đã  đưa 5 dự  án  vào  tạm thời vận hành phòng, chống xâm  nhập mặn từ  tháng 12/2019, tháng 1/2020, như:  Cống  Âu  Ninh Quới  (hệ thống thủy lợi Quản Lộ-  Phụng Hiệp); Trạm bơm Xuân Hòa (tỉnh Tiền Giang); các cống Tân Dinh, Bông Bót, Vũng Liêm (Hệ thống thủy lợi Nam Mang Thít),  18  cống kiểm soát mặn thuộc Dự  án Bắc Bến Tre  giai đoạn 1; Nạo vét kênh Mây Phốp –  Ngã Hậu... Các công trình này  đã chủ  động  trực  tiếp  kiểm soát xâm nhập mặn khoảng  83.000 ha  và hỗ  trợ  kiểm soát  ảnh hưởng xâm nhập mặn đến 300.000 ha. Trong thời gian tới, một số  dự  án đang được thực hiện sẽ  tiếp tục bảo đảm chủ động kiểm soát xâm nhập mặn tốt hơn, như: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Cái Lớn - Cái Bé, Tứ giác Long Xuyên,...

Kỳ 4:  Tái cơ cấu sản xuất không thể “đánh trống bỏ dùi”!

Có thể bạn quan tâm

  • [ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng] Kỳ 1: Đồng khô cỏ cháy!

    [ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng] Kỳ 1: Đồng khô cỏ cháy!

    05:00, 20/02/2020

  • [ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng] Kỳ 2: Sạt lở, sụt lún báo động!

    [ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng] Kỳ 2: Sạt lở, sụt lún báo động!

    11:00, 21/02/2020

  • Làm thế nào để du lịch ĐBSCL thoát cảnh

    Làm thế nào để du lịch ĐBSCL thoát cảnh "chợ chiều"

    15:51, 19/02/2020

  • Thủy sản ĐBSCL tìm giải pháp gỡ khó

    Thủy sản ĐBSCL tìm giải pháp gỡ khó

    15:00, 17/02/2020

  • Xâm nhập mặn vào sâu kỷ lục 75 km tại ĐBSCL

    Xâm nhập mặn vào sâu kỷ lục 75 km tại ĐBSCL

    14:31, 15/02/2020

Ninh Thới