Đề xuất giảng hòa với Mỹ: Trung Quốc sợ điều gì?
Sự điềm tĩnh và các bước đi vững chắc mang tính truyền thống của Joe Biden khiến Trung Quốc lo ngại?
Khoảng thời gian từ ngày Tổng thống Joe Biden nhậm chức cho đến nay đã có rất diễn biến ngầm trong mối quan hệ Mỹ -Trung. Trong đó Bắc Kinh năm lần bảy lượt “ném đá dò đường” để xem xét động thái của Mỹ.
Một trong những hành động đó là: xúc tiến ký kết Hiệp định RCEP hồi cuối tháng 12 năm ngoái; thông qua Luật hải cảnh sửa đổi trong tháng 1 năm nay và một số chính sách mới với Đài Loan,...
Ông J. Biden đã làm gì? Dường như Nhà trắng án binh bất động ngoài một số phát ngôn và di chuyển khí tài trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong vấn đề ngoại giao với đồng minh Washington tỏ ra rất cấp tập!
Tổng thống Mỹ tham dự họp nhóm G7, ủng hộ liên minh công nghệ với châu Âu, tích cực kích hoạt nhóm bộ tứ tại châu Á - Thái Bình Dương. Mục đích cuối cùng là kiểm soát Trung Quốc thông qua mạng lưới đồng minh thân cận khắp toàn cầu.
Bản thân ông J. Biden không dưới 3 lần chính thức bày tỏ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Rõ rệt hơn, nội các mới bao gồm rất nhiều nhân vật có xu hướng bài Trung.
Trung Quốc từng tỏ ra lạc quan đối với chính quyền mới của Tổng thống Biden. Nhưng đây là bằng chứng cho thấy chính quyền mới sẽ không trở lại kỷ nguyên hòa giải trước đó. Ông J. Biden được cho là sẽ duy trì sức ép đối với Bắc Kinh nhưng theo hướng tiếp cận đa phương và truyền thống hơn.
Bối cảnh hiện tại, Bắc Kinh sẽ khó khăn hơn nếu như làm gia tăng căng thẳng với Mỹ. Mặc dù tỏ ra cương quyết, song nền kinh tế Trung Quốc trở nên mất thăng bằng khi Mỹ cắt đứt mối liên hệ về công nghệ, thúc giục dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Những chương trình đối thoại giảng hòa Mỹ - Trung bị gián đoạn vô thời hạn do sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, và cho đến nay Nhà trắng vẫn chưa có động tĩnh gì để nối lại.
Sự điềm tĩnh và các bước đi vững chắc mang tính truyền thống của Mỹ khiến Trung Quốc lo ngại bị cô lập, mặc dù Bắc Kinh đã nhanh chóng hiện diện bằng nhiều cam kết ở Đông Nam Á, Trung Đông.
Nhiều năm nay Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất con chip - nó là thiết bị trung tâm, mang tính chiến lược của kỷ nguyên kinh tế số. Hiện nay Mỹ hầu như vô đối về công nghệ này, chiếm lĩnh trên 90% sản lượng toàn cầu.
Chắc chắn mấy đại diện của nền kinh tế Trung Quốc như Huawei, Tencent, sẽ khó sống nếu như nguồn linh kiện chiến lược bị cắt đứt. Giới chuyên môn cho rằng, cần rất nhiều thời gian để Bắc Kinh có thể tự chủ công nghệ bán dẫn.
Với các giá trị “mềm” của một cường quốc, rõ ràng Trung Quốc yếu hơn Mỹ ở nhiều phương diện, nhiều doanh nghiệp, dự án, gói tín dụng từ cường quốc châu Á dấy lên nghi ngờ có động cơ khác ẩn bên trong.
Nếu đặt lên bàn cân về hai hệ giá trị Mỹ, Trung, đương nhiên người Mỹ vẫn tạo được niềm tin lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, hệ thống Mỹ xem ra rạch ròi hơn
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc từng đề xuất: Hai nước cần loại bỏ quá trình “phân tách” - ám chỉ Mỹ và Trung Quốc cần cắt đứt chuỗi cung ứng phức tạp gắn kết hai nền kinh tế, và theo đuổi quan hệ hợp tác.
Đồng thời, hai nước cần tránh tư duy trò chơi có tổng bằng 0 (zero-sum game, là tình huống mà một bên thu lợi khi phía còn lại chịu thiệt hại tương ứng) và cùng chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Hậu bầu cử Mỹ: Liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có sự thay đổi?
05:04, 01/12/2020
Điểm sáng bất ngờ trong quan hệ Mỹ - Trung
07:12, 30/10/2019
“Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 2]
06:33, 24/06/2019
“Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 1]
07:20, 21/06/2019
Mối quan hệ Mỹ - Trung: Quá quan trọng để bỏ qua
13:00, 12/01/2019
Quan hệ Mỹ - Trung giữa căng thẳng Huawei: “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”
05:30, 12/12/2018
Bầu cử giữa kỳ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung
11:02, 16/09/2018
Mối quan hệ Mỹ - Trung: Ai nắm dao đằng chuôi?
14:20, 25/08/2017
Quan hệ Mỹ - Trung: “Ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”
15:17, 08/04/2017