“Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 2]

An Chi 24/06/2019 06:33

Mỹ và Trung Quốc đang lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ sau khi Huawei bị cấm tại Mỹ. Thế giới lo ngại nếu Mỹ dựng lên một “bức màn sắt kỹ thuật số",tất cả sẽ thiệt hại.

Tập đoàn công nghệ Huawei có nguồn gốc từ vùng Quý Châu. Người sáng lập của công ty - ông Nhậm Chính Phi đã chuyển từ quê nhà Quý Châu đến thành phố Thâm Quyến - tỉnh Quảng Đông và thành lập Huawei ở đó vào năm 1987.

Đối với ông, cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ không phải chỉ là vấn đề đại sự của quốc gia mà đã trở thành một vấn đề cá nhân khi bà Mạnh Vãn Chu - con gái ông Nhậm và là giám đốc tài chính của Huawei, đã bị bắt tại Canada vào tháng 12 năm ngoái trong những cáo buộc của Washington đối với Huawei.

Mỹ - mặc dù không công bố nhiều bằng chứng công khai liên quan đến cáo buộc điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông của Huawei đã là “tay sai gián điệp” của chính phủ Trung Quốc. Cơ hội gián điệp như vậy sẽ tăng lên nếu Huawei được phép cung cấp thiết bị viễn thông cho các công ty hàng đầu của Mỹ và châu Âu triển khai công nghệ truyền thông di động 5G, giúp độc quyền cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu - theo lập luận từ phía Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • “Bức màn sắt công nghệ

    “Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 1]

    07:20, 21/06/2019

  • Mỹ - Trung đang xây dựng “Bức màn sắt” của thế kỷ 21?

    Mỹ - Trung đang xây dựng “Bức màn sắt” của thế kỷ 21?

    04:32, 16/10/2018

Luật an ninh mạng và an ninh quốc gia của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải cung cấp thông tin cho chính phủ khi thấy được yêu cầu. Trong một buổi phỏng vấn vào tháng 1 vừa qua, mặc dù ông Nhậm khẳng định rằng ông sẽ từ chối cung cấp thông tin ngay cả khi chính phủ yêu cầu. Tuy nhiên trong thực tế, ai cũng hiểu đó chỉ là tuyên bố một chiều từ phía Huawei nhằm làm dịu lại mối quan hệ giữa Tập đoàn này và chính quyền của Tổng thống Trump.

Các cuộc tấn công của Trump nhằm vào Huawei phù hợp với chủ đề chiến dịch "Nước Mỹ là trên hết" của ông, và những cáo buộc của ông rằng Trung Quốc đã "xé toạc" Mỹ trong nhiều thập kỷ. Nhưng rõ ràng, những định kiến của Mỹ về Huawei đã tồn tại qua nhiều thế hệ tổng thống Mỹ. Trước đó, vào năm 2008, Mỹ đã chặn đứng nỗ lực của Huawei trong việc công ty này mua cổ phần của đối thủ 3Com của Mỹ vì lý do an ninh.

Một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ sẽ chia tách thế giới thành hai nửa, do Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng đầu, sẽ chấm dứt các tiêu chuẩn toàn cầu cho các thành phần công nghệ

Một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ sẽ chia tách thế giới thành hai nửa, do Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng đầu, sẽ chấm dứt các tiêu chuẩn toàn cầu cho các thành phần công nghệ

Tư tưởng chống Trung Quốc của chính quyền Hoa Kỳ cũng rất phổ biến đối với các nhà lập pháp Mỹ nói riêng và công dân xứ cờ hoa nói chung, bất kể họ là đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Thế nhưng, mặc dù có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ - đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ - lại lo lắng về cách xử lý vấn đề quá mạnh tay của chính quyền Tổng thống Trump.

Về phía Trung Quốc, nhằm trả đũa những lệnh trừng phạt của Trump đối với các công ty công nghệ nước này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ban hành quy định hạn chế xuất khẩu các đất hiếm - vốn là nguyên liệu không thể thiếu đối với các công ty công nghệ cao của Mỹ. Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy ý kiến để thông qua luật cấm cán bộ thúc ép các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.

Những động thái trả đũa của cả Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ đã gây ra những tác động không nhỏ đến các công ty công nghệ cao ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Giám đốc một công ty tư vấn kinh doanh tại Bờ Tây nước Mỹ đã phàn nàn: "Nhiều khách hàng của tôi - đặc biệt là những khách hàng trong chuỗi cung ứng của Huawei, hoặc các công ty kinh doanh công nghệ cao - đang hoãn kế hoạch mở rộng sang Mỹ".

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng, Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một buổi điện đàm qua điện thoại vào ngày 18/6 vừa qua, hai bên đã thống nhất hai nhà lãnh đạo gặp mặt trực tiếp bên lề Hội nghị G20, sẽ được tổ chức tại Osaka vào cuối tháng Sáu này.

Theo kế hoạch, trong cuộc gặp đó, hai bên sẽ thảo luận về việc liệu một "chiến tranh lạnh" trong lĩnh vực công nghệ có dẫn đến một thế giới lưỡng cực: một trong đó các chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật số riêng biệt sẽ phân chia phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và Mỹ?

Ông Lu Fang Ming - Chủ tịch Asia Pacific Telecom, đơn vị viễn thông của Foxconn, cho biết các thế hệ công nghệ di động trước đây được xây dựng theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng 5G thì khác. Nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, điều này sẽ là một trở ngại cho sự phát triển của ngành công nghiệp thế giới.

Điều đáng sợ là một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ sẽ chia tách thế giới thành hai nửa, do Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng đầu, sẽ chấm dứt các tiêu chuẩn toàn cầu cho các thành phần công nghệ. Nhưng không rõ sự phân chia này sẽ diễn ra như thế nào. Và để bắt đầu, có lẽ thái độ của các quốc gia châu Á nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là không thể dự đoán như Washington có thể dự kiến.

Rõ ràng, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Tại Hội nghị Tương lai châu Á do Nikkei tổ chức tại Tokyo vào cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mahamad đã phát biểu: "Nghiên cứu của Huawei lớn hơn nhiều so với khả năng của Malaysia. Chúng tôi cố gắng tận dụng công nghệ của họ nhiều nhất có thể".  Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ kinh tế và xã hội của Thái Lan - Pichet Durongkaveroj nói rằng Thái Lan sẽ không quay lưng với Huawei, và rằng "Bangkok thân thiện với tất cả các nước”.

Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng khó có thể đứng về phía Mỹ trong việc cô lập Huawei. Ngay cả Hàn Quốc, một đồng minh thân cận của Mỹ, cũng không đưa ra rõ lập trường của mình, có thể là do áp lực từ Trung Quốc. Rõ ràng, châu Á không dễ dàng để lôi kéo như Mỹ nghĩ.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng: Trong các lĩnh vực mà Huawei đã được sử dụng, chi phí cơ sở hạ tầng viễn thông thấp hơn ở những nơi không có. Trong thị trường 5G, Huawei dẫn đầu các đối thủ của mình là Ericsson và Nokia trong khả năng cạnh tranh về giá và công nghệ.

Jeffrey Towson, một nhà đầu tư cổ phần tư nhân và giáo sư đầu tư tại Đại học Bắc Kinh nhận xét. "Họ quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để có được một mạng lưới viễn thông hiện đại với mức giá vừa phải. Ở những thị trường không nhạy cảm này, Huawei sẽ rất thành công”.

Tại Thâm Quyến - nơi được xem là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", không khí đã thay đổi đáng kể. "Người Thâm Quyến đã tăng cảm giác đoàn kết và họ đề cao cảm xúc của chủ nghĩa dân tộc. Họ cho rằng Thâm Quyến đang bị Mỹ tấn công", một nhà tư vấn công nghệ thông tin giấu tên tại Thâm Quyến chia sẻ.

Trong khi đó, một số người phương Tây tin rằng áp lực thương mại có thể thay đổi cấu trúc chính trị, kinh tế và công nghiệp của Trung Quốc. Thế nhưng trên thực tế, điều ngược lại đã xảy ra. Áp lực từ Mỹ "là động lực thúc đẩy các công ty công nghệ Trung Quốc tái tạo lại chuỗi cung ứng và thoát khỏi sự lệ thuộc vào Android, Qualcomm hoặc Intel", một nhà đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết.

Không giống như ZTE, vốn bị đẩy đến bờ vực phá sản do lệnh cấm thương mại do Mỹ áp đặt, Huawei lại có công ty con chuyên sản xuất chất bán dẫn của riêng mình mang tên HiSilicon. Thậm chí, Huawei có khả năng có thể phát triển hệ điều hành của riêng mình - một hệ điều hành tương tự như Android.

Quay trở lại Quý Dương, Apple bây giờ có rất ít sự lựa chọn ngoài việc tiếp tục làm việc với dự án trung tâm dữ liệu của mình theo các quy tắc được đặt ra trước cuộc chiến công nghệ của Trump. Điều này bao gồm tuân thủ luật pháp của Trung Quốc rằng các công ty nước ngoài, như Apple, phải hợp tác với các công ty Trung Quốc địa phương để xây dựng các cơ sở mà họ cần để lưu trữ dữ liệu.

Nhưng Apple cũng có thể cảm thấy tự tin rằng, nếu Trung Quốc tạm dừng liên doanh trung tâm dữ liệu để trả đũa các cuộc tấn công của Trump, điều này sẽ làm tổn thương các đối tác Trung Quốc nhiều hơn Apple. Và việc này có thể là điều khởi đầu cho một cuộc "chiến tranh lạnh công nghệ" trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 2]
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO