Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa Nhân dân tệ

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 27/05/2021 06:10

Thông qua Nhân dân tệ điện tử, con đường tơ lụa kỹ thuật số và hoán đổi tiền tệ, Trung Quốc đang tăng tốc phổ biến và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

Trung Quốc đang khuếch trương đồng Nhân dân tệ

Trung Quốc đang khuếch trương đồng Nhân dân tệ

Từ đầu thập niên 2000 tới nay, Trung Quốc nổi lên như một nhà cung cấp tín dụng lớn nhất toàn cầu. Trong vòng 11 năm gần đầy hai định chế tài chính khổng lồ gồm Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Xuất nhập khẩu đã cho vay quốc tế 120 tỷ USD.

Ngoài chương trình cho vay quen thuộc như Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc còn rất nhiều cách cho vay như hoán đổi tiền tệ song phương và cả những khoản giải ngân thuộc dạng bí mật quốc gia!

Từ khi nhiều quốc gia trong hệ thống BRI vỡ nợ, không đủ khả năng thanh toán, nhượng địa cho nhà đầu tư Trung Quốc đã phát sinh làn sóng lo ngại - tẩy chay trên phạm vi toàn cầu.

Cũng từ các quốc gia ấy, các chính phủ nhận thấy “điều bất thường”, nguy cơ mất an ninh quốc gia, phát sinh hệ lụy xã hội ở những địa phương có nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng.

Và nếu ráp nối những địa điểm có dòng vốn Trung Quốc chạy qua - mới giật mình khi vì tất cả đều có vị trí địa chính trị/chiến lược. Ví dụ cảng biển ở Sri Lanka, thành phố Shihanoukvill bên bờ Vịnh Thái Lan, vùng biển giàu tài nguyên xung quanh các quốc đảo trên Thái Bình Dương,…

Nếu dừng ngang đây, thế giới chỉ biết đến nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm, khống chế. Câu chuyện không còn đơn giản như vậy khi thông qua vốn vay, đồng Nhân dân tệ cũng âm thầm phổ biến.

Xung quanh các công trình lớn do Trung Quốc đầu tư, xây dựng là nhân công Trung Quốc, lập làng, lập xóm, phổ biến tiếng Hán, lưu hành Nhân dân tệ,… lâu dần tạo thành thói quen mà chính quyền sở tại phải chấp nhận. Đây là một dạng bành trướng khôn ngoan.

Rất nhiều khu phố Tàu đã mọc lên từ Bắc tới Nam Việt Nam, kèm theo đó là “du lịch 0đ”, chỉ tiếp và bán hàng cho người Trung Quốc; hàng trăm nghìn hecta đất ở vị trí nhạy cảm bằng nhiều cách lọt vào tay người Trung Quốc! Dĩ nhiên, đồng Nhân dân tệ đi trước - là đồng tiền khôn!

Trung Quốc đang âm thầm thiết lập hệ thống tài chính độc lập, tách rời khỏi đồng USD, đây là nước đi chiến lược xây dựng nền tảng để thống trị thế giới giống như trước đây người Mỹ xây dựng hệ thống Petrodollars.

Hiện có 32 quốc gia ký kết hoán đổi tiền tệ song phương với Trung Quốc, trong đó có Nga. Như vậy có nghĩa đồng Nhân dân tệ và đồng tiền của các nước ký kết có “giá trị tương đương” khi giao dịch, có thể hoán đổi bù trừ cho nhau khi thanh toán xuyên biên giới.

Điều đó cũng đồng nghĩa 32 quốc gia ký kết đương nhiên chấp nhận lưu thông Nhân dân tệ. Cộng hưởng với việc Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu, sản xuất, chế tạo lớn nhất thế giới sẽ tạo ra trục tài chính mới do Trung Quốc điều hành.

Giả sử, nếu muốn mua hàng rẻ hơn, Bắc Kinh có thể tăng giá đồng Nhân dân tệ, hoặc để bảo vệ thị trường trong nước họ giảm giá đồng nội tệ. Trước một nền kinh tế lớn, dồi dào tài chính và chủ động về công cụ điều tiết - Trung Quốc tha hồ mưu lợi trên mặt trận ngoại thương.

Trung Quốc âm thàm phát triển tiền điện tử từ rất sớm

Trung Quốc âm thàm phát triển tiền điện tử từ rất sớm

Trong khi hầu hết đang căng mình chống dịch, hàng loạt ngân hàng Trung ương, kể cả FED nhức đầu với bài toán lãi suất, giải ngân cứu trợ thì Trung Quốc âm thầm giải quyết một trong những thách thức tài chính lớn nhất của thập kỷ tới: đó là tiền điện tử - từ năm 2014.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PoBC) đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho “Hệ thống thanh toán tiền điện tử” (DCEP) và đang thử nghiệm cục bộ ở các thành phố, bao gồm Thâm Quyến và Tô Châu.

Về lâu dài, khi hệ thống tài chính của Trung Quốc trở nên phát triển hơn, thông qua con đường tơ lụa kỹ thuật số, DCEP sẽ có lợi cho việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Dự báo này ngày càng hiện hữu khi đồng USD có dấu hiệu suy yếu, đồng EUR bết bát theo hiện trạng tối tăm của kinh tế EU.

Như một lẽ dĩ nhiên, phụ thuộc vào đồng USD hay Nhân dân tệ - bản chất là như nhau. Nhưng những gì mà Bắc Kinh toan tính luôn đi trước thời đại, cộng với chủ nghĩa bành trướng đại Hán mới là mối nguy toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc đang thay đổi cách thức cho các nước vay tiền

    Trung Quốc đang thay đổi cách thức cho các nước vay tiền

    04:30, 26/05/2021

  • Tiền tệ kỹ thuật số quốc gia - “Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc

    Tiền tệ kỹ thuật số quốc gia - “Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc

    14:05, 22/05/2021

  • “Con đường tơ lụa” kỹ thuật số (kỳ II): Việt Nam ứng phó thế nào?

    “Con đường tơ lụa” kỹ thuật số (kỳ II): Việt Nam ứng phó thế nào?

    16:20, 08/09/2019

  • “Con đường tơ lụa” kỹ thuật sốp/Kỳ I: Toan tính của Trung Quốc

    “Con đường tơ lụa” kỹ thuật số Kỳ I: Toan tính của Trung Quốc

    11:00, 01/09/2019

  • Cái chết của “Vành đai và Con đường”

    Cái chết của “Vành đai và Con đường”

    06:00, 24/04/2021

  • Thảm họa cuối “Vành đai và Con đường”

    Thảm họa cuối “Vành đai và Con đường”

    11:10, 31/05/2020

  • Tham vọng lớn của Trung Quốc với Nhân dân tệ điện tử

    Tham vọng lớn của Trung Quốc với Nhân dân tệ điện tử

    05:10, 09/12/2020

  • Nhân dân tệ điện tử khó tạo lực đẩy

    Nhân dân tệ điện tử khó tạo lực đẩy "soán ngôi" USD

    04:08, 22/09/2020

  • Nhân dân tệ điện tử (Kỳ III): Ứng phó thế nào với thanh toán xuyên biên giới?

    Nhân dân tệ điện tử (Kỳ III): Ứng phó thế nào với thanh toán xuyên biên giới?

    06:00, 26/06/2020

  • Nhân dân tệ điện tử (Kỳ II): Hàm ý chính sách đối với Việt Nam

    Nhân dân tệ điện tử (Kỳ II): Hàm ý chính sách đối với Việt Nam

    06:00, 25/06/2020

  • Nhân dân tệ điện tử (Kỳ I): Tham vọng bá chủ tài chính toàn cầu của Trung Quốc

    Nhân dân tệ điện tử (Kỳ I): Tham vọng bá chủ tài chính toàn cầu của Trung Quốc

    06:00, 24/06/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ