“Con đường tơ lụa” kỹ thuật số (kỳ II): Việt Nam ứng phó thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) nên khó tránh khỏi làn sóng xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc.

Làn sóng xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc được dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ khi quốc gia này bắt đầu đẩy mạnh sáng kiến “Con đường tơ lụa” kỹ thuật số.

Viettel đã tuyên bố hoàn thành thử nghiệm trạm phát sóng 5G tốc độ tương đương với nhà mạng Verizon của Mỹ.

Viettel đã tuyên bố hoàn thành thử nghiệm trạm phát sóng 5G tốc độ tương đương với nhà mạng Verizon của Mỹ.

Khó “miễn nhiễm”

Khác với nhiều quốc gia Nam Á, Trung Đông và Châu Phi, con đường kỹ thuật số Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu qua các thương vụ M&A.

Năm 2017, Alibaba rót 2 tỷ USD để sở hữu 83% cổ phần Lazada - sàn giao dịch thương mại điện tử của Đức đang hoạt động tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác.

Đầu năm 2018, công ty JD.com của Trung Quốc chi 44 triệu USD đầu tư vào sàn thương mại điện tử Tiki. Sau đó, Giám đốc kỹ thuật của Alibaba John Wu bỏ ra 3 triệu USD thâu tóm startup Vntrip.vn...

Còn nhớ giữa năm 2018 đã xuất hiện sự việc đáng ngại, đó là công cụ thanh toán trực tuyến Alipay (Alibaba), Wechat (Tencent) được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam bởi khách du lịch Trung Quốc. Hai ứng dụng này thâu tóm các trung gian thanh toán như ngân hàng, Fintech, chuyển tiền về Trung Quốc đại lục. Bằng cách nào đó, các máy POS do ngân hàng Trung Quốc phát hành được cài “chui” tại Việt Nam kết nối trực tuyến với Alipay và Wechat.

Trong khi đó, riêng ứng dụng Wechat, con đường đổ bộ vào VNG cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Dù Tencent không sở hữu VNG vượt quá 49%, nhưng sự thâm nhập này cũng đáng quan ngại hơn vui mừng.

Tự chủ bằng thái độ dứt khoát

Công nghệ Trung Quốc không xấu - nếu biết cách đối phó, thậm chí tạo điều kiện rất thuận lợi cho thị trường Internet Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Điều đáng lo ngại là khả năng bảo mật thông tin người dùng, và vấn đề an ninh quốc gia.

Với nguồn lực tài chính dồi dào, Trung Quốc đủ sức đánh bại mọi startup công nghệ non trẻ, thiếu vốn tại Việt Nam, có nguy cơ dẫn đến sự phụ thuộc rất đáng lo ngại. Vì vậy, thái độ dứt khoát là điều cần thiết nhất vào lúc này để hạn chế mặt trái của con đường tơ lụa kỹ thuật số.

Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam nên từng bước tự chủ công nghệ, đầu tư phát triển R&D là tối ưu hơn cả, bởi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng dựa vào phương Tây không khác nhau nhiều. 

Chiến tranh thương mại leo thang là cơ hội lý tưởng để Việt Nam giảm bớt phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc. Bởi công nghệ Trung Quốc đang chịu sự giám sát cao độ từ phương Tây, và phơi bày yếu điểm- phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ.

Điều đáng mừng là vào tháng 4 vừa qua, Viettel đã tuyên bố hoàn thành thử nghiệm trạm phát sóng 5G tốc độ tương đương với nhà mạng Verizon của Mỹ. Viettel cho biết sẽ tự phát triển các công nghệ lõi cho mạng 5G, đặt mục tiêu tự sản xuất 80% thiết bị hạ tầng mạng viễn thông vào năm 2020.

Bên cạnh đó, Vinaphone và Mobifone đang gấp rút hoàn thành thủ tục chính thức bước vào cuộc đua 5G, lần lượt chọn lựa công nghệ của Phần Lan và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, từng bước tự chủ công nghệ, đầu tư phát triển R&D là giải pháp tối ưu hơn cả, bởi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng dựa vào phương Tây cũng không khác nhau là mấy. Bằng chứng là Trung Quốc rất mạnh về công nghệ, nhưng vẫn bị Mỹ “làm khó”.

Trước mắt, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thành các hợp đồng công nghệ với đối tác tin cậy hơn, đồng thời rà soát lại tình trạng M&A trong lĩnh vực công nghệ có liên quan đến dòng vốn Trung Quốc.

Ngoài ra, cần những quy định “thông minh” hơn để sàng lọc xuất xứ nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, cần làm rõ như thế nào là công nghệ mới?, dựa trên quy chuẩn Trung Quốc, Việt Nam hay châu Âu, Mỹ? Đây là vấn đề tối quan trọng, bởi kinh nghiệm cho thấy công nghệ Trung Quốc được PR rất tốt, song thực tế không như mong muốn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Con đường tơ lụa” kỹ thuật số (kỳ II): Việt Nam ứng phó thế nào? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083616 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083616 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10