Thế cuộc đảo chiều, Mỹ làm hòa với Venezuela và Iran!
Mỹ rốt ráo tìm nguồn cung dầu mỏ thay thế sau khi phát lệnh cấm vận Nga, hai nước Trung Đông từ chối, liệu Iran và Venezuela có đồng tình?
>>Kinh tế Nga, dầu thô, cấm vận và nguy cơ vỡ nợ
Venezuela đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ sau chính biến năm 2019 nhằm mục đích phế truất quyền lực của chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro. Washington nhằm vào các quan chức chính phủ, lĩnh vực tài chính và dầu khí Venezuela.
Kết quả, nền kinh tế từng giàu nhất Nam Mỹ đã sụp đổ hoàn toàn. Cũng xuất phát từ lạm phát, trượt giá đồng tiền và rối ren nội bộ. Tình hình khá tương đồng với Nga hiện nay.
Iran bị Mỹ bao vây kinh tế sau cuộc cách mạng hồi giáo 1979, lật đổ Shah Mohammad Reza Pahlavi - người được Mỹ bảo trợ. Sau này Washington còn gán cho Teheran thêm “tội danh” phát triển vũ khí hạt nhân, chống lại thế độc quyền petrodollars, vi phạm nhân quyền, tài trợ khủng bố.
Cả Iran và Venezuela đều là những cường quốc dầu mỏ - nếu loại trừ các lý do phi kinh tế mà người Mỹ thường dùng để kìm hãm bất cứ ai có nguy cơ làm “tổn hại lợi ích Mỹ” thì sự cứng rắn của Nhà trắng cũng chỉ vì “vàng đen” mà thôi.
Tuần trước, Mỹ khởi động nối lại đàm phán với Caracas, cái cớ được công bố là “xem xét Venezuela - một đồng minh của Nga ở Mỹ Latin có đứng ngoài tình hình Đông Âu”.
Nếu Venezuela “đáp ứng yêu cầu của Mỹ” nghĩa là có thể được nới lỏng một số lĩnh vực bị cấm vận. Tất nhiên, dầu mỏ đang được nhắm đến, Caracas không thể không bán dầu thô cho Mỹ nếu muốn yên ổn!
Một số nguồn tin còn cho biết, Tổng thống Joe Biden đang dự trù thỏa thuận hạt nhân mới với Iran từng bị ông Trump đơn phương hủy bỏ. Cái đích cuối cùng là muốn Teheran tham gia luật chơi mới, trong đó chắc chắn có điều khoản được phép bán dầu trên thị trường quốc tế.
Cả hai động thái này được tính đến ngay lập tức sau khi Tổng thống Mỹ ra lệnh ngưng mua dầu thô Nga từ cuối năm nay. Tức là mỗi ngày Mỹ không còn nguồn cung 20,1 triệu thùng dầu, xấp xỉ 8% nhiên liệu lỏng.
Chris Coons, Thượng nghị sĩ Mỹ nêu quan điểm “Chúng ta sẽ chứng kiến giá xăng tăng ở Mỹ và châu Âu. Đó là cái giá cho việc lên tiếng vì tự do và sát cánh cùng người dân Ukraine”.
Thực tế đã như vậy, ngay đầu tháng 3, lạm phát ở Mỹ cao nhất trong 40 năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, kèm nguy cơ suy thoái. Ông Joe Biden chuẩn bị “thử lửa” tại bầu cử giữa nhiệm kỳ, viễn cảnh kinh tế không mấy sáng sủa là bất lợi lớn!
Nếu xuôi theo Mỹ, Iran và Venezuela sẽ cởi bỏ được một số khó khăn hiện tại. Nhưng nếu vậy sẽ khiến đồng minh lớn là Moscow phật lòng vì gián tiếp đẩy nền kinh tế năng lượng Nga thêm khó khăn.
Năng lượng là quân bài tiềm năng mà ông Putin rất kỳ vọng, ý định của Kremlin hẳn đã tiên lượng kịch bản thế giới thiếu dầu mỏ và khí đốt một khi nước này ngưng bán cho châu Âu và Mỹ. Khi ấy sẽ biết "sức nặng" của Putin!
Mới đây, lãnh đạo hai nước Saudi và UAE từ chối nói chuyện với Tổng thống Mỹ, hành động này ngầm hiểu rằng, các mỏ dầu lớn nhất Trung Đông không muốn chống lại Nga.
Rõ ràng, hai đồng minh ở Trung Đông và Mỹ Latin không dễ làm hòa với Washington để đổi lấy sự bực dọc từ Putin. Một lần nữa phương Tây thể hiện thái độ tiền hậu bất nhất, khó lòng thuyết phục!
Có thể bạn quan tâm